10:48 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

CHUYỆN TÌNH MỘT ĐÔI ĐỮA LỆCH

28 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 19313)
Chuyện tình một đôi đũa lệch...

Hơn hai mươi năm gặp lại, Hòa vẫn trẻ và dịu dàng như xưa.
blank
Thu và Hòa – ảnh tài liệu gia đình
Hoàng Thanh/Viễn Đông
Ngồi quanh chiếc bàn một buổi sáng, nhâm nhi ly cà phê trong một quán nhỏ ở Seattle, tôi hỏi Hòa về công việc đang làm. Hòa đáp cô đang làm kỹ sư cho hãng máy bay Boeing. Tôi chợt quay sang hỏi anh Thu - ông xã Hòa - người đàn ông trung niên trông rất chân chất, hiền lành: “Anh Thu chắc làm chung hãng với Hòa hở?”. Hòa nói ngay, giọng vui và đầy hãnh diện: “Không, ảnh là thợ hàn. Nếu không có ảnh thì Hòa không có được như ngày nay đâu…”. Còn anh Thu thì chỉ cười hiền lành, nhìn vợ đầy trìu mến...
Ngày ấy…
Hòa xin đi du học ở Canada, nhưng vì ở đó một mình cu ki nên mẹ Hòa, ở Việt Nam, rất muốn Hòa tìm cách qua Mỹ sống, vì dù sao gia đình Hòa cũng có người quen ở Mỹ. Mẹ Hòa có một cô bạn đang ở Mỹ có một người con trai làm chung với anh Thu, thấy anh Thu đi làm mà ngày nào cũng như ngày nấy đều mang theo bữa trưa là vài hộp cơm “food to go”, anh lại còn độc thân vui tính, thấy anh đàng hoàng, dễ thương, nên muốn giới thiệu với Hòa. Khi đó anh Thu có gọi điện thoại cho Hòa vài lần, nhưng Hòa không thích. Hòa nghĩ thời đại này mà còn giới thiệu thấy giống cải lương quá, nên chỉ nói chuyện qua loa trong điện thoại. Mẹ Hòa thì cứ thúc giục hoài, nên Hòa đành phải xin qua Mỹ với chương trình du lịch.
Với chương trình này, khi qua Mỹ mà muốn ở lại thì Hòa phải kết hôn, nên anh Thu đồng ý làm giấy tờ cho Hòa ở lại. Thật tình, khi đó anh Thu tốt và muốn giúp Hòa thôi, chứ không hề có vấn đề tiền bạc gì cả, và Hòa cũng đã nói rõ là Hòa chưa có ý muốn lập gia đình, vì không muốn vướng bận gì vào lúc đó. Thời gian đầu thì có yêu đương gì đâu, mọi thứ đều rõ ràng, giúp thì mình mang ơn, chứ duyên vợ chồng thì không bao giờ nghĩ tới. Nhưng một khi ở Mỹ rồi, thì cứ nghĩ đến việc đi học lại sao mà ngao ngán. Vì chỉ muốn đi làm kiếm tiền, nên Hòa định đi làm nail, vì lúc đó làm nail rất là có tiền, nhưng anh Thu không chịu. Anh khuyên: “Anh đã ngu dốt, không có điều kiện đi học, trong khi em có điều kiện, có khả năng, mà lại không đi học, uổng lắm”. Vậy là Hòa quyết định đi học lại. Thời gian đó buổi sáng Hòa đi học college, rồi trưa đến nhà một người quen để may quần áo kiếm thêm, chiều Hòa đi làm ở nhà hàng Thái để có đủ tiền đóng học phí. Hòa học 2 năm rưỡi thì lấy bằng college.
Học xong college thì phải nói là Hòa... đuối. Vừa học, vừa làm 2 việc, người Hòa cứ tóp dần như... “con mắm”. Anh Thu thấy vậy nên thương, anh bảo thôi dọn vào ở chung với anh, đỡ tiền nhà hằng tháng thì cũng nhẹ gánh phần nào cho Hòa. Vì quá mỏi mệt, Hòa bằng lòng, nhưng thiệt tình, anh Thu rất tốt và không có ý lợi dụng hay sàm sỡ gì cả. Hai đứa ở với nhau một thời gian, và chính vì tình thương yêu, quan tâm chăm sóc tận tình của anh, đã khiến Hòa nhiều đêm suy nghĩ. Liệu rằng mai này mình có tìm được một người đàn ông nào yêu mình chân thật và lo lắng cho mình được như anh ấy? Và đó là lý do mà bé Andy ra đời...
Anh Thu kể với tôi: “Anh là con trai trưởng trong nhà, nên khi đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự, thì má anh sợ quá nên bắt anh đi vượt biên - lúc đó chỉ mới 21 tuổi. Anh cùng với một đứa em trai đi vượt biên và được tàu Pháp vớt. Anh sống ở Pháp được 10 tháng, sau đó được một người chị ở Mỹ bảo lãnh qua Mỹ. Chỉ một tuần sau khi đặt chân lên đất Mỹ là anh đi học nghề thợ hàn rồi đi làm ngay, nuôi em ăn học, và tính tới nay, anh đã làm nghề hàn được 30 năm rồi. Anh làm thợ hàn cho một hãng ở gần biển, sửa tàu của những tàu đi Alaska về...”.
Hòa tiếp lời: “Sau khi lấy nhau, ông xã Hòa vẫn đi làm. Tuy anh là một thợ hàn có tay nghề lâu năm, nhưng công việc rất là nặng nhọc. Mùa đông ở Seattle rất lạnh, phải làm ở hãng đóng tàu gần biển, nên Hòa thấy tội ảnh quá, ráng đi tìm việc cho ông xã ở trong một cửa hàng nào đó cho đỡ lạnh. Ông xã Hòa nói là ảnh không dám đi xin ở đâu cả, vì tiếng Anh thì không biết, mà điền đơn thì lấy ai mà giúp, nên cứ một hãng mà làm, nếu bị mất việc thì ở nhà chờ hãng kêu lại. Sau cùng Hòa điền đơn giúp cho ông xã xin làm cho một hãng khác, vấn đề thử test tay nghề thì không lo, vì anh có nhiều kinh nghiệm mà khéo tay nữa, nên được nhận vô làm từ đó đến nay. Công việc của ông xã cực lắm, nghe ảnh kể nhiều lúc thấy thương. Lương cũng đâu được bao nhiêu. Hai vợ chồng ráng mà đùm bọc nhau qua ngày, nhưng phải nói đó là những tháng ngày nhiều kỷ niệm nhất. Anh Thu lo hầu hết mọi việc trong nhà, tạo điều kiện cho Hòa có thời gian học bài. Anh an ủi, khuyến khích mỗi khi Hòa nản chí.
Sinh Andy được khoảng một tháng, thì Hòa đi học lại. Lúc đầu Hòa dự định học lại ngành Dược (vì lúc rời Việt Nam, Hòa đã là dược sĩ), nhưng học lại Dược mất rất nhiều thời gian, nên Hòa quyết định học kỹ sư, vì thời gian học ngắn hơn. Nhưng lúc đó thì cũng phải nỗ lực học dữ lắm, vì muốn vô được ngành kỹ sư điện (Electrical Engineering) của trường đại học University of Washington thì điểm trung bình GPA phải từ 3,50; nếu không đủ diểm thì phải học trường tư Seattle University, với tiền học phí rất cao; còn nếu không nữa thì phải đi xa, mà Hòa thì có gia đình có con nhỏ nữa, nên không còn có cách nào chọn lựa là phải học để lấy điểm trên 3,50 để được vô ngành EE. Hòa may mắn được nhận vô học liền, nên không mất nhiều thời gian. Thời gian đầu học đại học, thì trong tuần Hòa đi bỏ báo, đến thứ Bảy thì đi bán hàng lẻ trong các cửa hàng kiếm tiền phụ với ông xã, vì một mình anh Thu gánh không nổi, vừa tiền nhà, tiền ăn, tiền đóng học phí, nên tụi Hòa rất là vất vả. Được vài tháng Hòa không kham nổi vì bài vở quá nhiều, Hòa đành phải bỏ bớt nghề giao báo, rồi thì bỏ luôn ngày thứ Bảy chạy hàng. Lúc đó Hòa xin làm Tutor dạy toán cho trường University of Washington, nên cũng kiếm được chút đỉnh tiền phụ với ông xã, cộng thêm tiền mượn nợ sinh viên của chính phủ, nên cuộc sống của đôi vợ chồng cũng đỡ vất vả hơn. Đây là thời gian khó khăn nhất của tụi Hòa. Sáng 6 giờ là Hòa mang con đi gởi cho người ta, rồi lái xe đến parking đậu đó, đón bus đi học; chiều 3 giờ ông xã Hòa đi làm về đón con, rồi ông xã Hòa phải lo cho con, thay tã, cho ăn, tắm rửa. Nhiều khi Hòa có phải làm dự án hoàn tất đến 4 giờ sáng mới về, không thấy mặt chồng con. Lắm lúc cực quá Hòa khóc muốn buông xuôi, thì anh Thu lại lau nước mắt, vỗ về rồi lại khuyến khích.
Học gần 3 năm thì Hòa tốt nghiệp ra trường. Ngày tốt nghiệp người ta có gia đình cha mẹ anh em đông đủ đến để chúc mừng, còn Hòa thì chỉ có hai vợ chồng với đứa con trai nhỏ. Lễ tốt nghiệp tổ chức trong sân banh của trường đại học, tất cả sinh viên tốt nghiệp đông lắm, khoảng mấy trăm người. Lúc đó thân nhân phải ngồi ở phía ghế của khán giả không được vào trong sân. Andy lúc đó gần 3 tuổi nhưng rất là lanh, nó nói với cảnh sát là ‘Mẹ của Andy ở trong đó, mẹ tốt nghiệp đại học phải để cho Ba vào bên trong, vì Ba là người thương và lo cho Mẹ nhất’. Khi Hòa hãnh diện khoe với ông xã tấm bằng kỹ sư vừa mới nhận, có lẽ anh không hiểu hết những chữ tiếng Anh viết trên đó, nhưng Hòa thấy mắt anh ướt. Anh ôm chầm lấy Hòa để chia vui, bởi vì chính anh là người duy nhất đã luôn luôn ‘sẻ buồn’ với Hòa ròng rã trong những tháng ngày qua. Có lẽ ngày ra trường là ngày mà ông xã Hòa mừng nhất, anh còn mừng hơn cả Hòa nữa.

Nhưng xui xẻo vào lúc đó thì sự kiện 911 do tụi khủng bố gây ra, nên khi ra trường, kinh tế trên đà xuống dốc, nên Hòa không sao tìm được việc làm. Hòa nộp đơn khắp nơi, hễ chỗ nào kêu là làm, dù chẳng đúng ngành nghề mình học. Nhiều khi chỉ làm một tuần cho hãng may, Hòa cũng không ngại, rồi Hòa làm cả nghề ‘mailman’ lái xe đi bỏ thư nữa chứ, cũng vui lắm”.
Hòa khôi hài bảo tôi, “Ông bà mình hay nói ‘Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’. Còn Hòa thì có lẽ ‘Vạn nghệ không tinh, nên vạn lần cực nhọc’…”.
Làm được đâu chừng khoảng 10 tháng, thì Hòa được hãng máy bay Boeing gọi phỏng vấn. Hòa nói với anh Thu: “Thôi kệ đi cho vui chứ chắc gì được”. Khoảng 3 ngày sau, lúc đang đi giao thơ thì anh Thu gọi nói là “Boeing gởi một cái gói cho em”; nhưng vì không biết tiếng Anh, nên khi mở ra thì anh Thu nói: “Anh chỉ biết là trong đó có viết số tiền, chắc là tiền lương của em một năm đó”. Hòa mừng như bắt được vàng, chạy ngay về nhà, lật đật đọc lá thư trong lo âu và hồi hộp. Hòa nửa tin nửa ngờ quay sang ông xã nói, “Em được nhận làm rồi anh ơi”. Rồi hai vợ chồng lại ôm nhau mà khóc.
Hòa tâm sự: “Được việc làm thì mừng nhưng lo thì không ít, không biết vô trong đó mình có làm được không? Công việc có dễ không? Tiếng Anh của mình có đủ để ứng phó hay không? Hòa lo đến nỗi không ngủ được. Thì cũng lại ông xã an ủi, ‘Không sao, em ngủ đi, đừng lo quá, khi xưa không có việc này thì vợ chồng mình cũng sống mà, em mà lo quá lỡ ngã bệnh thì anh và con sống với ai?’. Nghe mà lại thương ảnh thêm...”.
Sáu tháng đầu làm cho Boeing, mỗi lần nghe phone reng là trái tim Hòa thắt lại, chỉ sợ mình làm sai cái gì đó, rồi sẽ bị đuổi việc; nhưng cũng may là những người làm chung với Hòa rất tốt, chỉ cho Hòa từng việc một, nên Hòa quen dần với công việc. Hiện tại Hòa làm ở bộ phận Wire Installation Design của công ty Boeing, chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu máy bay 747-8. Hòa cho biết: “Công việc thì vui vì đúng ngành mình học, đôi khi rất là căng thẳng, nhưng giờ cũng quen rồi, không đến nỗi như lúc ban đầu...”.
Bây giờ…
Với công việc mới và đồng lương kỹ sư, cuộc sống gia đình Hòa đỡ hơn trước rất nhiều, có nhiều thời gian ở với nhau hơn. Hòa nói: “Ông xã Hòa qua Mỹ lâu nhưng không được đi đâu cả, nên Hòa tự hứa sẽ cho gia đình mỗi năm đi một chỗ cho biết; nên sau khi ra trường, năm nào gia đình Hòa cũng để 2 tuần ra đi du lịch, Hawaii, Alaska, California, Disneyland, Hollywood, Houston…”.
Hòa tâm sự: “Có lẽ ai ai cũng đều đồng ý là trong cuộc sống vợ chồng, thường thì không nên có sự chênh lệch quá nhiều về học thức. Người đàn ông có bằng cấp cao, hiểu biết hơn người đàn bà thì đã là khó hòa hợp rồi, đằng này gia đình Hòa thì ngược lại. Thời gian đầu, tụi Hòa cũng cãi nhau hoài, vì Hòa nói gì anh đều không hiểu được ý của Hòa muốn nói, nên cứ cãi nhau suốt ngày. Dần dần Hòa nhận ra rằng, khi nói chuyện với ông xã thì phải nói thật là giản dị thì ông xã mới hiểu; có lẽ từ đó mỗi lần muốn nói gì, Hòa phải cố gắng dùng các từ ngữ đơn giản, mộc mạc nhất, tìm cách nào để hai vợ chồng không hiểu lầm nhau. Cũng chính nhờ vậy, mà Hòa ngày một tiến bộ hơn trong việc giao tiếp với người ngoài, với đồng nghiệp và nhân viên. Trong sở làm, mọi người đều khen là Hòa dễ gần, nói chuyện chân thật, không màu mè, nhất là nhân viên thuộc cấp thì mến và thương Hòa lắm. Ai cũng khen là Hòa có ‘nghệ thuật ăn nói’, biết nói sao cho người đối diện hiểu mình và thông cảm cho mình, tất cả nghệ thuật này có được ngày hôm nay đều là nhờ ông xã”.
Hồi nhớ lại khi xưa, Hòa tiếp, “Lúc đầu Hòa cũng rất là mặc cảm, vì có một người chồng không có ăn học; nên Hòa rất ít khi muốn đưa ông xã đi đâu. Một số người khi biết về nghề thợ hàn của anh Thu thì họ coi thường ảnh, đối xử không tốt với ông xã Hòa; nên từ đó bọn Hòa ít đi đâu và không muốn giao thiệp rộng với nhiều người nữa. Nhưng cũng có nhiều bè bạn có tấm lòng, như anh Chánh, chị Lài, anh Điệp, chị Trâm... thường đến nhà Hòa chơi. Họ không coi thường ông xã Hòa, mọi người đối xử với ông xã Hòa rất tốt, Hòa không cảm thấy mặc cảm khi có một người chồng không có ăn học cao. Ở ông xã, Hòa tìm thấy một tình yêu thương hết lòng, một người chồng tốt, một người cha tốt. Học cao làm gì mà đối xử không tốt với nhau, lòng người ngày càng cách xa vì địa vị, tiền tài, và học vấn. Hòa không mặc cảm mà lại thấy tự hào Hòa có được ngày hôm nay, tất cả là nhờ vào tình yêu thương, lòng hy sinh của ông xã. Chính tình yêu thương của ông xã là động lực và sự hỗ trợ đã giúp Hòa vượt qua thời gian khó khăn vừa qua”.
blank
Vợ chồng Thu Hòa và bé Andy – ảnh tài liệu gia đình
Tôi hỏi: “Có khi nào Hòa cảm thấy hối tiếc về cuộc hôn nhân này?”
Hòa mỉm cười: “Hoàn toàn ngược lại, Hòa cảm thấy mãn nguyện về cuộc hôn nhân này, vì Hòa đã may mắn có được một người chồng yêu thương Hòa hết mực, hy sinh để cho Hòa có được ngày hôm nay. Cuộc sống vốn không có gì là toàn hảo, nhưng điều quan trọng là mình biết thế nào là đủ và đừng kỳ vọng quá cao”.
“Hòa có lời khuyên nào cho các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân và trong việc lựa chọn người bạn đời?”
“Học vấn không phải là vấn đề không quan trọng trong cuộc sống vợ chồng, nhưng điều quan trọng nhất đối với Hòa, đó là tình yêu thương lẫn nhau; vì nếu không thật sự yêu thương, thì không thể vượt qua được những chướng ngại của cuộc sống. Hãy chọn người thật sự yêu thương mình - không vì tiền tài, vật chất, địa vị, hay học vấn - vì có tình yêu thương chân thật, thì đó sẽ là người luôn luôn lo lắng, an ủi, khuyến khích mình trong mọi trắc trở của đường đời. Cuộc sống vốn thăng trầm, đời người thì lắm lúc ‘lên voi, xuống chó’. Ai là người đến với mình lúc mình đang ở tận cùng của hố thẳm cuộc đời, nói đúng hơn là khi mình đang ‘xuống chó’, thì mới thật sự là người thương mình nhất. Phải biết cám ơn người ấy và mai này khi ‘lên voi’, thì cũng đừng nhẫn tâm mà ‘vắt chanh bỏ vỏ’”.
“Giờ nhìn lại, Hòa nhận thấy điều gì đã giúp Hòa thành công với mảnh bằng kỹ sư làm việc cho một công ty lớn như vậy?”
“Động lực giúp Hòa thành công ngày hôm nay, đó là nhờ vào tình yêu thương của ông xã. Không có tình thương là không có tất cả. Với Hòa yêu thương và được thương yêu là niềm hạnh phúc lớn nhất trên đời. Ngày xưa người ta thường nói, ‘Đằng sau một người đàn ông thành công, luôn luôn có bóng dáng một người đàn bà’; nhưng với Hòa thì, bên cạnh sự thành công của người đàn bà, luôn luôn cần phải có một người đàn ông biết yêu thương, chia sẻ, thông cảm và hy sinh”.
Hòa chỉ ước muốn tâm sự cùng tất cả các bạn: “Cuộc sống vốn có rất nhiều thăng trầm, mình nên biết chấp nhận với những gì mình đang có, vì hạnh phúc ở ngay bên cạnh mình, không cần phải đi tìm kiếm đâu xa. Nếu mình cảm thấy như thế là hạnh phúc, là mãn nguyện, thì tự khắc nó sẽ có…”.
Anh Thu nãy giờ ngồi im lặng lắng nghe, bỗng nhiên anh khoe với tôi: “Bà xã anh hát hay lắm đó. Hòa làm thơ và hát cho thiền đường Seattle đó em...”. Thế là Hòa cười thật tươi và hát nho nhỏ cho tôi nghe:
Hạnh phúc ở quanh đây đâu là chuyện bất ngờ
Cũng như ai khôn lớn chưa từng yêu tiếng ru
Cũng như em ca hát cho đời xanh mơ ước
Cũng như em ca hát cho đời còn ước mơ …
Rồi Hòa lại nói: “Ông xã đã tập cho Hoà từng nốt nhạc để đi vào đời, bằng lời nói chân thật, tấm lòng nhân ái, để từ đó Hòa biết nói thế nào cho mọi người vui, làm thế nào cho người ta cảm thông được cho mình. Một người có học vấn cao chưa chắc đã làm được điều đó, có phải không?
Giờ phút này Hòa vô cùng bằng lòng với hiện tại, có chồng yêu thương, có con trai ngoan ngoãn nghe lời. Hòa rất là vui, vì con Hòa là một đứa bé có hiểu biết, đôi khi Hòa sơ ý nói điều gì về ông xã, là Andy bênh ba nó ngay: ‘Ba không biết nói giống Mẹ, nhưng con hiểu ‘cái bụng’của Ba’. Andy rất là thương Ba, nó cứ nói hoài: ‘Ba làm cực khổ hơn mẹ, vì ba làm bằng ‘body’ (vì nó không biết diễn tả thế nào là lao động chân tay); còn Mẹ làm bằng cái đầu...’. Thương lắm mỗi lúc Andy nói là ‘Ba làm cực hơn Mẹ vì Andy thấy tay Ba hay bị chảy máu’…”.
“Nếu chỉ nói một vài lời về người chồng của mình, thì Hòa sẽ nói gì?”
“Nói về anh? Thì Hòa sẽ phải nói về Hòa trước đã. Vì nhờ có anh, mới có được cô kỹ sư Hòa ngồi đây hôm nay. Hòa là người hạnh phúc, và may mắn. Ước mong lớn nhất của Hòa bây giờ là mọi người hãy sống trong tình yêu thương, chỉ có tình yêu thương chân thật mới có đủ sức mạnh để cảm hóa trái tim, như anh Thu đã làm được với trái tim Hòa vậy...”.
Quay sang anh Thu, tôi hỏi:
“Còn anh, nếu chỉ có vài lời về bà xã, thì anh sẽ nói gì?”
“Anh cảm thấy hãnh diện, hạnh phúc hơn mọi người. Anh không mặc cảm, cũng không tự ái. Mỗi khi có ai khen vợ mình thì anh thấy đó là một niềm tự hào. Những lúc bà xã đọc thơ, văn trước bạn bè, anh rất là xúc động đến ứa nước mắt. Anh thấy anh là người hạnh phúc, may mắn nhất trên đời này, vì có được một người vợ tài ba...”.
Câu chuyện của người bạn cũ gợi nhớ cho tôi về đôi đũa. Không phải ngẫu nhiên mà đôi đũa thường được dân gian ví với hình ảnh đôi vợ chồng. Hai chiếc đũa luôn luôn đi liền với nhau, thật nhịp nhàng, thì mới hoàn thành được động tác gắp thức ăn, cũng như hai vợ chồng khi đồng tâm cộng lực, thì có thể cùng nhau tát cạn cả biển Đông. Người con gái khi bị mẹ ép gả vào nơi không tương xứng, đã thốt lên lời than cay đắng:
“Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.

Mỗi người chúng ta là một chiếc đũa, và chiếc đũa nào cũng luôn luôn mong tìm gặp chiếc kia của mình để thành đôi. Cách lựa chọn là của mỗi người với các tiêu chuẩn mà mình cho là đúng. Nhưng các đôi đũa bền theo năm tháng, thì dễ có được mấy đôi như cặp đũa Thu Hòa?
Đôi đũa vô tri: tre, gỗ khô cằn
Nhưng khắng khít bên nhau không ganh tị
Hai chiếc đũa cùng nhau chung một ý
Bữa ăn nào cũng phải có mặt cả đôi.
Cùng với nhau , theo ta trọn cuộc đời
Dẫu bằng gỗ, tre, ngà... hay bằng nhựa
Nhưng vẫn bên nhau cùng giữ gìn lời hứa
Gắn bó cả đời suốt bữa tiệc cùng mâm.
Hai chiếc đũa bên nhau có vẻ âm thầm
Sẽ ngừng gắp khi mất đi một chiếc
Chỉ còn một là mất đi bữa tiệc
"Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia".
Tôi đã từng đi dự biết bao tiệc cưới trong đời, những bữa tiệc linh đình chúc mừng các “đôi đũa ngà” xứng đôi vừa lứa, và để rồi sau đó phải nghe tin buồn rằng cặp đũa đã rã đôi.
Hôm nay, lần đầu được nghe về câu chuyện tình một đôi đũa lệch, tôi rất xúc động. Mừng cho Hòa, cho hạnh phúc của hai bạn, và tôi rất mong cuộc đời này sẽ có thật nhiều những đôi đũa mãi mãi bên nhau cho đến cuối mâm tiệc của cuộc đời..
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2024(Xem: 98)
để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!
07 Tháng Ba 2024(Xem: 170)
Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,
04 Tháng Ba 2024(Xem: 312)
Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểu
04 Tháng Ba 2024(Xem: 241)
"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
16 Tháng Hai 2024(Xem: 363)
Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắm
16 Tháng Hai 2024(Xem: 322)
Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữa
06 Tháng Hai 2024(Xem: 372)
Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 409)
nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 396)
Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranh
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 692)
người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1258)
Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.
18 Tháng Chín 2023(Xem: 1223)
đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack Obama
28 Tháng Tám 2023(Xem: 1437)
Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.
27 Tháng Tám 2023(Xem: 1063)
Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưa
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1283)
Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1264)
Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 1594)
Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vị
21 Tháng Ba 2023(Xem: 1881)
Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2134)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2773)
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2442)
Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
31 Tháng Mười 2022(Xem: 2291)
Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 3978)
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3929)
câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3787)
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 4056)
Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
08 Tháng Tư 2022(Xem: 3641)
Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?
02 Tháng Tư 2022(Xem: 3820)
Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
15 Tháng Hai 2022(Xem: 3951)
Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.
11 Tháng Hai 2022(Xem: 4531)
Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!
06 Tháng Hai 2022(Xem: 3740)
nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3816)
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4968)
Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4661)
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông Núi
22 Tháng Tám 2021(Xem: 5113)
Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?
24 Tháng Bảy 2021(Xem: 5701)
Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêng
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6198)
cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4714)
Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5191)
tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
09 Tháng Sáu 2021(Xem: 5536)
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7301)
Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham Mưu
27 Tháng Tư 2021(Xem: 6400)
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
22 Tháng Ba 2021(Xem: 6333)
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
23 Tháng Hai 2021(Xem: 5723)
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh
03 Tháng Hai 2021(Xem: 5408)
Và tôi lại nghĩ: bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai?“.
16 Tháng Giêng 2021(Xem: 5530)
Sợ không còn đủ tỉnh táo để viết nên điều gì ra hồn, chỉ mong đây là những cảm nghĩ rất thật về một giọng hát mà người đời sẽ tiếc nhớ khôn nguôi
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 5291)
thì tôi cũng đã có một nhìn nhận rõ ràng hơn về cái giới mà nhiều người cho là, hoặc tự họ cho là tinh hoa, ở Việt nam.