2:55 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

LƯƠNG VĂN LỰU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP - Văn Lang

12 Tháng Tám 201710:35 CH(Xem: 10658)
Image may contain: 1 person
LUONGVLỰU
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.

LƯƠNG VĂN LỰU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Nói đến Biên Hòa, người ta nghĩ ngay đến một vùng đất biên cương an lành, mưa thuận gió hòa, còn là mãnh đất hình thành lâu đời nhất trong nam kỳ lục tỉnh. Ở nơi đây hội tụ nhiều tinh hoa và các nền văn hóa khác nhau, đưa cục diện Biên Hòa được nâng cao trong quá trình hình thành và phát triển.

Nhắc đến lịch sử Biên Hòa, ngoài việc nhớ đến bộ Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, bên cạnh đó những bậc tri thức cao niên vẫn nhắc đến bộ Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên của tác giả Lương Văn Lựu, một người con của quê hương xứ Bưởi nặng tình bản sở đã công hiến gần cả cuộc đời cho nền văn hóa – lịch sử của tỉnh nhà qua bộ sách quý giá. Qua bài này xin được lược về cuộc đời và sự nghiệp của nhà biên khảo Lương Văn Lựu như thắp lên cho ông một nén hương lòng tri ân người có công trong nền lịch sử của tỉnh nhà và giới thiệu đến những bạn trẻ, những người con của quê hương Biên Hòa xa xứ về vị nhân sĩ tài đức nhưng có số phận truân chuyên.

1 Thân thế: Lương Văn Lựu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1916 tại làng Bình Trước, xã Tân Thành, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Thân phụ là ông Lương Văn Lê là Hương Cả trong làng và làm nghề bốc thuốc Bắc, thân mẫu là bà Phạm Thị Sáng. Ông có 2 người chị gái và là con trai duy nhất trong gia đình. Lương Văn Lựu sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo, giàu truyền thống Đạo - Nghĩa, tuy nhà nghèo khó nhưng ông rất hiếu học, chính vì lẽ đó mà người chị cả Lương Thị Vưng đã không quản gian nan cực khổ, buôn bán tảo tần, chắt chiu (từ những tô cháo cá) để nuôi ông ăn học thành tài. Thuở niên thiếu của ông là những chuỗi ngày khó nhọc vất vả, song với tinh thần ham học hỏi đã giúp ông vươn lên, thành tựu.

Năm 1923 Lương Văn Lựu học tiểu học trường É cole primaire complé mentaire de Bien Hoa (này là trường Tiểu Học Nguyễn Du Biên Hòa – Đồng Nai). Khoảng năm 1935, ông tốt nghiệp trung học Pháp - Việt (Diplôme) với vốn ngoại ngữ thuộc loại giỏi, ông thông thạo chữ Quốc Ngữ, Hán tự và Pháp văn. Do không đủ tuổi để học tiếp lên cao nữa và điều kiện gia đình cũng không cho phép, ông nghỉ học và tự mày mò, nghiên cứu học hỏi… Lương Văn Lựu là người thông minh, siêng năng học tập nên kiến thức của ông ngày càng sâu rộng và cao thâm. Trên con đường tự học thì giai đoạn này trí tuệ của ông đạt đến đỉnh cao.

Ngày 12 tháng 12 năm 1936, ông kết duyên cùng bà Phan Thị Nở, người Làng Bình Trước. Ông và bà sinh được 9 người con (5 trai và 4 gái), hiện còn 2 người con trai và 1 người con gái. Lương Văn Lựu là người cương trực, sống trong sạch, phẩm hạnh lại thanh cao được nhiều người mến phục, suốt cuộc đời cống hiến cho nền văn hóa của Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng và đất nước nói chung. Ông là người con xuất sắc của quê hương, xứng danh là một nhà văn hóa, một sử gia có tầm cỡ, mặc dù chưa bao giờ ông nhận mình như vậy.

2 Sự Nghiệp: Năm 1935, rời ghế nhà trường, Lương Văn Lựu bắt đầu bước vào đời sống tư chức và công chức. Ông làm cộng tác viên cho báo Sài Gòn Mới, nổi tiếng về dịch thơ Pháp cùng với Băng Dương (Bùi Nhựng). Sau đó ông cùng viết chuyên mục tiểu thuyết thứ bảy cùng Lý Văn Sâm dưới bút hiệu Nhứt Lưu -Trọng Khanh, gây tiếng vang trên văn đàn giai đoạn 1935 - 1945. Năm 1948, ông làm chủ bút cho nguyệt san Biên Hùng mỗi tháng phát hành hai lần, do Tòa hành chính tỉnh Biên Hòa ấn hành và giao cho ông Lý Quý Phát (thân phụ cố nhà báo Chánh Trinh) làm chủ nhiệm, những năm 1948-1955.
Sau 1950, Lương Văn Lựu bước vào đời sống công chức: 
- Năm 1950 Trưởng phòng hành chánh Ty Công chánh Biên Hòa – Quản Đốc Hầm Đá Bửu Long 
- Năm 1954 đến 1960 làm Ủy Viên Hội Thể Thao Tỉnh Biên Hòa.
- Năm 1968 làm Trưởng Ty Hành chánh Biên Hòa.
- Năm 1969 làm Trưởng Ty Kinh Tế Biên Hòa
- Năm 1972 đến 1975 làm Giám đốc ngân hàng Phát Triển Nông Thôn Công Thanh.

Từ những năm 1940 – 1945 Lương Văn Lựu bắt đầu góp nhặt tài liệu lịch sử, ấp ủ cho một công trình nghiên cứu về vùng đất Biên Hòa, đến năm 1958 ông chuyển hẳn sang nghiên cứu, tìm hiểu về các di tích lịch sử của địa phương và khu vực Biên Hòa. Ông nhận định rằng đây là một vùng đất lớn, chiếm gần trọn miền Đông lại hình thành rất lâu đời trong Nam Kỳ Lục Tỉnh, là vùng đất mang nhiều giá trị văn hóa, trù phú và yên bình. Trên 30 năm, Lương Văn Lựu đã dày công nghiên cứu và biên khảo thành tập Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên, các đề tài văn học khảo cứu, phong tục lễ nghi và địa danh đời sống đều được ông ghi chép rất tỉ mỉ, đầy đủ. Nhiều năm qua, đã có các phát hiện mới, song không ít trong số đó vẫn chưa qua được những gì mà ông cất công tìm kiếm và chắt lọc trong bộ sách của mình. Bộ sách Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên đã khẳng định vị thế của Lương Văn Lựu trong hàng ngũ trí thức Biên Hòa thời bấy giờ, tạo cho ông một chỗ đứng vững chắc, sáng giá trong giới nghiên cứu.

Bộ Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên gồm 4 quyển: Trấn Biên Cổ Kính – Biên Hùng Oai Dũng – Biên Hòa Tân Tiến – Đồng Nai Thơ Mộng, sau đó Lương Văn Lựu soạn thảo tiếp Lịch Sử 300 Năm Người Việt Gốc Hoa được đính vào bộ sách thành 5 quyển. Năm 1972 bộ sách Biên Hòa Sử Lược được tác giả đứng ra xuất bản hai tập Trấn Biên Cổ Kính – Biên Hùng Oai Dũng. Sau năm 1975 bộ sách không còn được tiếp tục xuất bản và đến giờ do thời gian và nhiều biến cố các tập bản thảo còn lại cũng đã thất lạc. Không chỉ khô khan trong lãnh vực nghiên cứu mà Lương Văn Lựu còn có một tâm hồn thơ ca dào dạt, thơ của ông ngợi ca quê hương sông núi, quê hương xứ Bưởi với ba tập thơ, hơn 200 tác phẩm đều là những tác phẩm ông sáng tác những năm cuối đời.

3 Cuối đời: Sau thời gian học tập cải tạo từ tháng 5 năm 1975 đến năm 1980 Lương Văn Lựu trở về. Tuổi cao, sức yếu nên tình hình sức khỏe của ông giảm sút đi nhiều. Năm 1983 sau một lần té nặng, do va chạm hệ thần kinh nên mắt ông ngày càng mờ dần và mù hẳn vào năm 1984 (do mắt bị cườm nước không thể mổ). Có lẽ Lương Văn Lựu là một trong những nhà văn có số phận bi kịch, định mệnh đã không để cho ông còn có thể nhìn thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống khi đến tuổi xế chiều. Ông không còn được nhìn thấy quê hương, nơi mà ông đã dành tâm huyết cả cuộc đời viết về nó, đang từng ngày thay da đổi thịt, từng ngày phát triển hơn. Mặc dù vậy, ông luôn theo sát tình hình thời sự qua chiếc radio mà vẫn thường làm bạn với ông trên giường bệnh. Giai đoạn này hoạt động văn chương của Lương Văn Lựu chùng lại. Song, dù mắt mù mà tâm vẫn sáng, tấm lòng Lương Văn Lựu vẫn rạng ngời, đặc biệt là trong những ý thơ, trong những buổi trò chuyện cùng các nhà văn lớp đàn em… Dù cho thân hình gầy gò, lại bị bệnh mù cả hai mắt nhưng trí tuệ vẫn minh mẫn. Mỗi khi có người hỏi chuyện là những ký ức đã bị chôn vùi qua bao lớp thời gian như được sống lại, Lương Văn Lựu kể về chuyện xưa tích cũ, từng tên đất, tên người vẫn rành rọt, đầm ấm… Dòng chảy văn chương và niềm say mê vẫn dâng trào trong tâm hồn của nhà văn lão thành. Mặc dù không tự viết được, Lương Văn Lựu vẫn sáng tác và nhờ người ghi lại, trong đó có vài người chấp bút giúp ông nay cũng đã ra người thiên cổ như cô Trần Thị Giếng (Ba Giếng – em gái Trần Ngọc Ẩn), cô Lê Thị Bông (Ba Bông) là cựu giáo viên trường tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu, ngoài ra còn có một số con cháu viết hộ ông như: Lương Ngọc Hương, Lương Minh Lý, Lương Ngọc Châu…Vì lẽ đó những tập bản thảo của Lương Văn Lựu về thơ ca những năm 1986 – 1991 đều không đồng nhất mẫu chữ viết và bút tích của ông còn sót lại cũng rất hiếm hoi. Năm cuối đời, trong căn nhà ở xóm Cây Chàm – Biên Hòa – Đồng Nai, do mắt không nhìn thấy, vấp té nhiều lần, Lương Văn Lựu bị liệt toàn thân và từ đó không dậy được nữa, nằm lâu ngày tay ông bị co cơ và rất đau buốt mỗi khi cử động. Vốn gầy gò, lại hay đau yếu, trong hai lớp chăn hầu như không biết thân thể ông nhỏ nhắn đến nhường nào. Vậy mà, hễ có ai gợi chuyện là bao kỷ niệm xưa như ùa về. Ông kể về những nhà thơ, nhà văn vang bóng một thời mà với ông là chỗ bạn bè thân thiết như: Lý Văn Sâm, Đông Hồ, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà…

Do bệnh tật và sức lực cạn dần, Lương Văn Lựu đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 7 giờ sáng, ngày 30 tháng 5 năm 1992 (nhằm ngày 28 tháng 4 năm Nhâm Thân), hưởng thọ 77 tuổi. Tiết trời Biên Hòa những ngày ấy đã bước vào mùa mưa, từng cơn, từng cơn lất phất như những giọt nước mắt tiếc thương cho sự ra đi của một bậc nhân sĩ lão thành, tài hoa nhưng số phận lại thật lắm truân chuyên. Ngày tiễn ông đi, đoàn xe tang, dẫn đầu là chiếc xe mang thi hài của Lương Văn Lựu, đã đi một vòng từ tư gia số 74 đường Cách Mạng Tháng Tám lên vòng xoay nhà thờ Biên Hòa rồi hướng đến vòng xoay Biên Hùng, đoàn người đưa tiễn cứ nối nhau trong lặng lẽ, người dân hai bên đường và người đi đường đều dừng lại nhường cho đoàn xe đi qua. Tuy không ai nói ra, nhưng có lẽ trong tâm thức những người Biên Hòa thời bấy giờ, đều tiếc thương cho một bậc nhân sĩ tài hoa. Vào sáng hôm ấy, từng tia nắng yếu ớt như hòa theo sự trầm mặc của buổi đưa tang, đúng như tính cách của ông - luôn lặng lẽ! Thi hài của Lương Văn Lựu được an táng tại nghĩa trang Miễu Bình Thiền, (phường Bửu Long, Biên Hòa – Đồng Nai). Đất mẹ lại đón người con xuất sắc của quê hương trở về, núi Châu Thới và dòng sông Đồng Nai như đang ấp ôm cho tâm hồn ông thanh thản ra đi, “ông đã về với dòng Sông Phố!”. Những tưởng đến đây thì ông sẽ hoàn toàn được yên nghĩ, song do quy hoạch khu dân cư, một lần nữa số phận lại nghiệt ngã đối với một nhân sĩ lão thành, thì hài ông bị cải táng và hiện nay đặt tại chùa Bửu Sơn, phường Hòa Bình, Biên Hòa - Đồng Nai. Đến đây chợt nhớ một câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du: “Tài hoa chi lắm mà oan trái nhiều”, mong rằng linh hồn ông sẽ được an nghĩ vĩnh viễn nơi cửa Phật, vì đó là miền giải thoát vĩnh hằng của con người.

Lời Kết: Lương Văn Lựu đã ra đi nhưng những thành tựu mà ông dành trọn cuộc đời tạo dựng vẫn còn đó, thứ của cải ông để lại cho thế hệ mai sau không phải là bạc vàng giá trị, mà đó là một kho tàng văn hóa, kiến thức mà không gì có thể so sánh được. Tất cả tâm tư tình cảm của ông đều gửi lại những vần thơ, những giá trị thiêng liêng ấy toát lên vẻ thanh cao và tấm lòng vì quê hương xứ sở, đó là điều quý giá nhất. Ông để lại cho đời một sự cảm phục khi nhắc đến tên tuổi Lương Văn Lựu – nhân sĩ đất Đồng Nai
Xin Trích một bài thơ của Lương Văn Lựu:

TỦI PHẬN MÌNH
Những tưởng thuận chân bước thẳng trình
Nào ngờ định mệnh lại xoay quanh
Hè trưa lửa trỗ lưu hồng đỏ
Thu sớm nước im lá thắm xanh
Tình cảm lửa đun hương dịu mát
Tâm tư nước gợn ý trong lành
Đàn xưa so phím duyên không nợ
Nay bấm cung thương lạc hướng tình

Bài Viết Của Văn Lang – Chợ Đồn – Biên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 2023(Xem: 838)
Sự chân chính của người làm chính trị là luôn thông cảm và đồng cảm với những người đang đồng hành trên con đường chính trị có chung một mục đích
31 Tháng Bảy 2023(Xem: 928)
Thời gian thắm thoát gần 50 năm, mọi thứ đều thay đổi, ai cũng bận rộn với cuộc sống nên ít ai còn nhớ đến Thầy Tỵ dạy nhạc.
07 Tháng Ba 2021(Xem: 5457)
NHỮNG AI ĐÃ CHẾT VÌ SÔNG NÚI SẼ SỐNG MUÔN ĐỜI VỚI NÚI SÔNG
12 Tháng Năm 2020(Xem: 7714)
Tôi là một người thích nhạc”. “Nếu anh quá thích cây đàn, tôi có thể bán cho anh, vì anh rất thú vị”
28 Tháng Tư 2019(Xem: 19140)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
26 Tháng Ba 2019(Xem: 7859)
Trong số những bài thơ Nguyễn Tất Nhiên để lại, người con gái tên Duyên có một vị trí đặc biệt. Trong “Khúc tình buồn”,
10 Tháng Ba 2019(Xem: 17040)
Tôi xin chân thành cám ơn Bà Hội Trưởng đã còn nhớ đến Anh Nhân
09 Tháng Chín 2018(Xem: 5594)
Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 6237)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 6128)
hình ảnh trong sạch của ông vẫn còn được không ít người nhắc đến như một điểm son còn lại của chế độ và tương phản với các vụ tham nhũng, thối nát trong 43 năm qua.
23 Tháng Hai 2017(Xem: 10792)
Nếu những tác phẩm của ông đã lấy nhiều nước mắt của khán thính giã hăm mộ cãi lương, thì cuộc đời đổi thay đã khiến ông cạn giòng nước mắt
26 Tháng Bảy 2016(Xem: 13564)
Như vậy tính đến nay đã 26 năm rồi Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21969)
Ước ao sao ở Búng, quê của Phan Văn Hùm và ở Tân Uyên (Biên Hòa), nơi của những năm biệt xứ, sẽ là hai địa danh có bia kỷ niệm người con người danh tiếng một thời của đất Đồng Nai.”
02 Tháng Mười 2014(Xem: 89957)
Lịch sử đã sang trang, nhưng đối với kẻ chiến thắng “Nghĩa tử không là nghĩa tận” nên người chết vẫn không yên.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 17052)
thế hệ trẻ sẽ biết ít nhiều về cố nhân sĩ Lương văn Lựu và công lao đóng góp của ông trên địa hạt văn hóa của tỉnh Biên Hòa
21 Tháng Ba 2014(Xem: 8918)
ngang hàng với các nước chậm tiến và nghèo đói nhất trên thế giới về mọi phương diện, kể cả về ĐẠO ĐỨC
05 Tháng Ba 2014(Xem: 10073)
Từ ngữ và hình ảnh, âm nhạc (trong thơ) phải suông sẻ, tự nhiên, thuận tai.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11220)
Hôm nay gió mùa Đông Bắc thổi mạnh trên biển Nam Hải. Trời không nhiều mây nhưng sẽ có mưa rào rải rắc. Biển động mạnh.”
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10453)
Bắc Sơn là tác giả 500 ca khúc trong đó bản dân ca Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè đã được cả nước yêu thích… Ông còn là kịch giả của 80 kịch bản, và đã đích thân tham gia 60 vai diễn trong điện ảnh.
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9315)
Những người trẻ thất tình đọc thơ ông thấy như là mình trong đó, và trào dâng những bi thương trong ruột gan mình.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 13228)
Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng Tiếng khải hoàn ca dậy phố phường!
06 Tháng Hai 2013(Xem: 10041)
Có lẽ đây là bài thơ "duy nhứt" của Nguyễn Tất Nhiên đã "lột trần" mặc cảm tâm lý: rất muốn "yêu" con gái Bắc dù trong lòng biết rõ chỉ "đơn phương" mà thôi và chỉ được họ "ngó nửa con mắt"
04 Tháng Hai 2013(Xem: 10801)
Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn qua các bài thơ của những thi sỹ đàn em. Đôi khi có những cảm xúc bất chợt đến vào nửa đêm anh đã thức dậy và ghi lại từng nốt nhạc trên trang giấy trắng
30 Tháng Mười 2012(Xem: 14123)
Tướng Đỗ cao Trí, nói về tài chỉ huy quân sự của ông thì khó ai có thể phủ nhận, xin được có đôi chút về ông mà người viết bài có lần được chứng kiến trong một trận đánh
01 Tháng Mười 2012(Xem: 18756)
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần Sinh ra là Tướng chết đi thành thần Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
06 Tháng Tám 2012(Xem: 10430)
20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người:
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33559)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15410)
Trưa ngày thứ bảy 11/26/ 2011, Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cùng đồng hương đã đến thăm viếng và tham dự lễ phủ cờ linh cửu ông Nguyễn Linh Chiêu, nguyên cựu Tỉnh Trưởng Biên Hòa tại nhà quàn Peek family funeral home thành phố Westminster Orange county
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11738)
Từ trong tận đáy lòng chúng tôi kính dâng lên hương linh ông lời vĩnh biệt. Tri ân những tài đức của ông đã để lại tiếng thơm cho quê hương Biên Hòa