Chỉ vì tiền
Theo ông Phương, đây là dự án nhằm điều hòa mưa trên lãnh thổ Việt Nam để không còn cảnh nơi hạn hán, nơi bị ngập lụt.
"Tôi thường xuyên xem thời sự và rất đau lòng với các bản tin về ngập lụt, bão ở nơi này nhưng nơi kia lại hạn hán.
Nhiều đêm suy nghĩ, tôi đã có ý tưởng và lên đề án cho dự án của mình. Dự án của tôi có độ dài 112 trang sẽ thay đổi hoàn toàn việc bố trí mưa ở nước ta.
Đề xuất của tôi đã được Văn phòng Chính phủ chấp nhận và có công văn đề nghị 7 bộ có liên quan nghiên cứu với tôi phối hợp để triển khai theo chức năng và nhiệm vụ", ông Phương tự tin nói.
Ông Phương cho biết số tiền 5.000 tỷ ông đề xuất mới chỉ là kinh phí ban đầu để ông có thể tiến hành thử nghiệm để chứng minh sự thành công của dự án.
"Đợt thử nghiệm đầu tiên sẽ diễn ra ở Đà Nẵng trong tháng 10 tới nếu có đủ kinh phí. Tôi dùng số tiền đó để mua thiết bị như hóa chất, ống, tàu thuyền và trực thăng để phục vụ việc tạo mưa", ông Phương giải thích về số tiền khủng lên đến 5.000 tỷ đồng.
Theo ông Phương, sau công văn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học Công nghệ đã có công văn gửi ông và đề xuất gặp mặt để thảo luận. Ông Phương cho hay, Bộ Khoa học Công nghệ cũng đánh giá dự án là ý tưởng độc đáo và có tính khả thi, đảm bảo an ninh quốc phòng.
"Tôi sẽ thành công 100%"
Trao đổi với PV, ông Phương đồng ý rằng dự án của mình là điên rồ nhưng ông cho rằng, tất cả đều có lý do. Ông lấy ví dụ phát minh xe đạp là phi khoa học nhưng lại là phát minh vĩ đại của con người.
Theo ông Phương, biện pháp tạo mưa mà nhiều nước trên thế giới đang sử dụng là dùng hóa chất iot bạc phun vào không khí tạo mưa. Tuy nhiên, ông Phương cho rằng biện pháp này đắt đỏ và không phù hợp với Việt Nam.
"Việt Nam là nước nhiệt đới, có rất nhiều núi. Núi luôn có mây bao quanh, mây từ biển thổi vào rất nhiều.
Tôi sẽ lập những trạm tạo mưa cả trên đất liền lẫn trên biển.
Gió đưa mây vào đất liền thì nếu muốn chống ngập tôi sẽ đón ngay trên biển để tạo mưa. Như vậy sẽ giảm ngập lụt.
Ngược lại, những trạm ở vùng khô hạn có nhiệm vụ tạo mây, thu hút mây và gây mưa, đảm bảo sẽ không có khô hạn", kỹ sư Phương giải thích.
Ông Phương cho biết biện pháp gây mưa, tạo mây là bí quyết chưa thể tiết lộ. Ông cũng cho rằng, các loại hóa chất do Việt Nam sản xuất được nên giá thành rất rẻ.
"Tôi sẽ có 1 ống dài khoảng 4km đặt ở dưới đất, hoặc trên biển. 1 máy bay trực thăng sẽ giữ ống ở trên cao.
Ở dưới đất, tôi dùng công nghệ bùng nổ thủy khí biến nước thành hơi nước bắn lên không trung ở độ cao 4km. Hơi nước sẽ làm tích tụ các ion nước trong không khí và tạo mây gây mưa. Ngoài ra còn cần có 1 số hóa chất an toàn khác", ông Phương bật mí.
Theo ông Phương, kinh phí của dự án là 5.000 tỉ, thấp hơn rất nhiều kinh phí các dự án chống ngập ở các thành phố lớn.
XƯỚNG
Nhìn lại buồn thay chuyện nước nhà
Vì tiền căn bệnh đã trầm kha
Quan trên vơ vét xây đài mẹ
Xếp dưới quơ quào dựng mộ cha
Dân khổ cùng đường chua xót thế
Thằng giàu vênh mặt nhởn nhơ cà!
Giang san nào khác nơi buôn lậu
Nhốn nháo thua chi trận đấu gà!
HỌA
Y ĐỀ
Nhốn nháo thua chi trận đấu gà
Tham quan lại nhũng nhố nhăng cà
Lên chùa gập gối van xin Phật
Về cửa vênh mồm mắng chửi cha
Biết mấy cho tan cơn mộng Điệp…
Khi nào mới tỉnh giấc Nam Kha?
Bao giờ nước Việt mình theo kịp
Ánh sáng văn minh khắp mọi nhà
Huy Vụ 26/07/2016
BÀI XƯỚNG
RÚNG ĐỘNG ĐỊA CẦU
Dự án Lên Giời hoán gọi mưa
Toàn cầu bác học đã …kinh chưa?
Sài Gòn này sẽ không khô cháy
Hà Nội rồi ra hết lụt bừa
Xưa đuổi ngoại xâm đà quá “gioải”
Giờ điều mây gió lẽ nào thua
Truyền cho bảy bộ nghiên cùng…cứu
Để thế gian hay tớ…chả vừa!
CAO BỒI GIÀ
17-09-2016
BÀI HỌA:
CHUYỆN THƯỜNG Ở HUYỆN
Hô phong hoán vũ để làm mưa
Dự án trong mơ, đáng nể chưa?
Một khoảng trời xanh thành xám xịt
Năm ngàn tỷ bạc cứ xài bừa
Điều hoà khí tượng, sao không khoái
Gặp phải Tàu phù mới chịu thua
Thôi để việc này người khác lãnh
Ta lo kinh phí ít hay vừa???
Thục Nguyên
TIẾN LÊN...
Chỉ năm ngàn tỉ rẻ ghê chưa?
So lắm công trình vẫn kém thua
Bảo đảm thành công mà tốn ít
Triển khai vĩ đại lại hao vừa
Bao lần Trung Quốc khoa trương xạo
Một dịp Việt Nam khoác lác bừa
Thắng Mỹ, thắng Tây rồi thẳng tiến
Bắt trời nghe lệnh: phải làm mưa!
Thy Lệ Trang
Theo báo điện tử Soha.vn (15-09-2016):
Sốc với đề xuất "Dự án lên trời gọi mưa" 5000 tỷ của kỹ sư Đà Nẵng
Theo ông Phương, đây là dự án nhằm điều hòa mưa trên lãnh thổ Việt Nam để không còn cảnh nơi hạn hán, nơi bị ngập lụt.
"Tôi thường xuyên xem thời sự và rất đau lòng với các bản tin về ngập lụt, bão ở nơi này nhưng nơi kia lại hạn hán.
Nhiều đêm suy nghĩ, tôi đã có ý tưởng và lên đề án cho dự án của mình. Dự án của tôi có độ dài 112 trang sẽ thay đổi hoàn toàn việc bố trí mưa ở nước ta.
Đề xuất của tôi đã được Văn phòng Chính phủ chấp nhận và có công văn đề nghị 7 bộ có liên quan nghiên cứu với tôi phối hợp để triển khai theo chức năng và nhiệm vụ", ông Phương tự tin nói.
Ông Phương cho biết số tiền 5.000 tỷ ông đề xuất mới chỉ là kinh phí ban đầu để ông có thể tiến hành thử nghiệm để chứng minh sự thành công của dự án.
"Đợt thử nghiệm đầu tiên sẽ diễn ra ở Đà Nẵng trong tháng 10 tới nếu có đủ kinh phí. Tôi dùng số tiền đó để mua thiết bị như hóa chất, ống, tàu thuyền và trực thăng để phục vụ việc tạo mưa", ông Phương giải thích về số tiền khủng lên đến 5.000 tỷ đồng.
Theo ông Phương, sau công văn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học Công nghệ đã có công văn gửi ông và đề xuất gặp mặt để thảo luận. Ông Phương cho hay, Bộ Khoa học Công nghệ cũng đánh giá dự án là ý tưởng độc đáo và có tính khả thi, đảm bảo an ninh quốc phòng.
"Tôi sẽ thành công 100%"
Trao đổi với PV, ông Phương đồng ý rằng dự án của mình là điên rồ nhưng ông cho rằng, tất cả đều có lý do. Ông lấy ví dụ phát minh xe đạp là phi khoa học nhưng lại là phát minh vĩ đại của con người.
Theo ông Phương, biện pháp tạo mưa mà nhiều nước trên thế giới đang sử dụng là dùng hóa chất iot bạc phun vào không khí tạo mưa. Tuy nhiên, ông Phương cho rằng biện pháp này đắt đỏ và không phù hợp với Việt Nam.
"Việt Nam là nước nhiệt đới, có rất nhiều núi. Núi luôn có mây bao quanh, mây từ biển thổi vào rất nhiều.
Tôi sẽ lập những trạm tạo mưa cả trên đất liền lẫn trên biển.
Gió đưa mây vào đất liền thì nếu muốn chống ngập tôi sẽ đón ngay trên biển để tạo mưa. Như vậy sẽ giảm ngập lụt.
Ngược lại, những trạm ở vùng khô hạn có nhiệm vụ tạo mây, thu hút mây và gây mưa, đảm bảo sẽ không có khô hạn", kỹ sư Phương giải thích.
Ông Phương cho biết biện pháp gây mưa, tạo mây là bí quyết chưa thể tiết lộ. Ông cũng cho rằng, các loại hóa chất do Việt Nam sản xuất được nên giá thành rất rẻ.
"Tôi sẽ có 1 ống dài khoảng 4km đặt ở dưới đất, hoặc trên biển. 1 máy bay trực thăng sẽ giữ ống ở trên cao.
Ở dưới đất, tôi dùng công nghệ bùng nổ thủy khí biến nước thành hơi nước bắn lên không trung ở độ cao 4km. Hơi nước sẽ làm tích tụ các ion nước trong không khí và tạo mây gây mưa. Ngoài ra còn cần có 1 số hóa chất an toàn khác", ông Phương bật mí.
Theo ông Phương, kinh phí của dự án là 5.000 tỉ, thấp hơn rất nhiều kinh phí các dự án chống ngập ở các thành phố lớn.
Gửi ý kiến của bạn