12:27 CH
Thứ Sáu
20
Tháng Chín
2024

PHƯỢNG BUỒN - Nguyễn Thị Thêm

11 Tháng Chín 20168:00 SA(Xem: 11381)
phuongbuon

 

Phượng mân mê chiếc áo dài trắng trên tay. Môt năm rồi mình mới có dịp mặc lại. Chiếc áo dài nền vải mịn màng. Đưa bàn ủi lướt qua vạt áo, Phượng lại nhớ đến những chiếc áo dài học trò ngày xưa. Hai vạt áo trắng tung bay theo gió. Áo và người đều dễ thương như nhau. Trong trắng , tinh anh  không vướng chút ưu phiền. 

Có một dạo chiếc áo dài bị rách một chút. Phượng  mỉm cười nhớ lại.

Chiếc áo dài đó vải xoa mịn màng Phượng rất thích. Áo được may ở tiệm Mỹ Dung nổi tiếng ở Biên Hòa. Phượng thích lắm vì nó vừa vặn, ôm lấy thân hình con gái mới lớn. Không bó sát cũng không quá rộng để mất đi vẻ đẹp của dáng người. Hai vạt áo cắt thật khéo, úp tà kín đáo thanh lịch. Áo dài đi với quần trắng Phượng từng mặc ngắm nghía trước gương. Qua làn vải mỏng thấp thoáng chiếc áo lót bên trong để che áo ngực. Đây là luật của cô giám thị Giàu quy định. Nếu em nào muốn khoe thì mặc nhiên phạm nội quy và chấp nhận bị phạt. 

Hôm đó Phượng cũng mặc chiếc áo dài đó đi học. Phượng thường  đến trường bằng xe lam. Chiếc xe lam hiện nay đã mất dấu trên phố phường quê hương kể từ khi đổi mới. Ừ! Tất cả đã đổi mới rồi. Những gì thuộc về kỷ niệm đã lùi xa. Những cái mới hiện nay nhìn muốn khóc. Xe lam tiện dụng biết bao nhiêu. Nhìn nó thô sơ, nhưng đã chuyên chở biết bao người trong thành phố đi về. Nó là hình ảnh một Biên Hòa thanh lịch, thân thương trong ký ức. 

Hôm đó thầy Hưng bận nên cả lớp được nghỉ hai giờ cuối. Phượng và mấy đứa bạn rũ nhau đi chợ Biên Hòa mua ít đồ và ăn vặt. Nhóm bạn trai cũng tháp tùng. Hoàn đã chở Phượng trên chiếc xe mà cả nhóm gọi là xe Mô Bị Lệt để chọc Hoàn nói tiếng miền Trung. 

Phượng ngồi sau xe, hai chân bỏ qua một bên kín đáo. Tay không ôm eo Hoàn vì hai đứa chẳng có gì đâu. Một tay ôm cặp, một tay bíu chặt vào yên xe. Gió chiều Sông Phố mát rượi tươi vui. Lúc vào chợ, khi Hoàn giảm ga để ngừng. Không biết loay hoay thế nào một góc áo bị vướng vào căm xe và rách đi một chút. Phượng tiếc quá chừng còn Hoàn thì rối rít xin lỗi. Đâu phải lỗi ở Hoàn đâu? Tại Phượng thôi mà. Vậy mà Hoàn nhìn Phượng như bao nhiêu ăn năn hiện về. Phượng tiếc thật nhưng đâu đáng gì để Hoàn lo như thế. Thiệt kỳ. 

Con gái và chiếc áo dài như đôi bạn thân thiết. Tuổi học trò mặc áo dài  đẹp và thanh lịch nhất. Cho nên Phượng ít khi mặc đầm hay vận quần tây. Nhóm bạn  chọc Phượng giống bà già, chả trẻ trung sành điệu tí nào cả. Vạt áo bị xoắn rách một tí mất đẹp, Phượng về nhà ủi lại , Lấy một miếng vải thừa mà Phượng đã xin lại ở tiệm để làm ru băng. Phượng cắt ra và nối vào. Phượng chăm chút, tỉ mỉ bằng những đường may tay thật khéo. Thế là xong, Phượng vẫn có thể mặc nó và tiết kiệm cho mẹ một số tiền.

Thỉnh thoảng thấy Phượng mặc chiếc áo dài vá đó đi học, Hoàn lại nhìn Phượng cười cười và xin lỗi. Bù lại Phượng lại được Hoàn mời ăn kem hay tặng một thỏi chocolat thật ngon. Một chuyến có giang , một lần rách áo, Phượng và Hoàn trở nên thân thiết. Nhóm bạn lại lấy cớ cạp đôi Hoàn và Phượng. Hoàn không nói gì chỉ cười cười, còn Phượng nhất định đính chánh. Bởi thật sự Phượng chỉ coi Hoàn là bạn chung lớp. 

Phượng ủi xong chiếc áo dài trắng và treo lên móc. Không biết bây giờ Hoàn ra sao nhỉ? Kỳ này Đại Hội NQ toàn thế giới, kỷ niệm 60 năm thành lập trường không biết Hoàn có về tham dự hay không? Mấy chục năm không gặp, đứa nào chắc cũng già? Hồi đó Hoàn có tiếng là đẹp trai và khéo ăn nói. Nghe đâu Hoàn con nhà giàu và nhảy đầm rất giỏi. Gì chứ nhảy đầm là món mẹ Phượng ghét nhất. Phượng mà đi nhảy đầm mẹ đánh cho gãy giò liền. Phượng lại nghĩ lan man đến mẹ rồi thấm ý cười một mình.

 Phượng đi tới tủ quần áo." Mình có nên chọn thêm một chiếc áo dài màu mặc để chụp hình không?".  Những chiếc áo dài thật đẹp Phượng đã cẩn thận ủi thẳng và treo vào tủ. Dù bây giờ đã lớn tuổi, thân hình không còn được như xưa. Nhưng mỗi khi đi dự tiệc hay đi đám cưới Phượng vẫn  thích mặc áo dài,  Phượng chuộng  những màu nhu và nền áo không được sặc sỡ.

Có điều áo dài may ở bên này không được đẹp mà tiền công khá đắt. Gửi về VN may thì nhiều khi không vừa vặn, màu sắc không vừa ý mình. Áo dài lâu lâu mới mặc, chả nhẻ gặp lại bạn bè mà cứ mặc áo cũ thì cũng kỳ. Thế là cứ may thêm áo mới. Bây giờ một tủ áo, cho thì ngại mà mặc thì cũng thấy thế nào. Con gái bảo mẹ donation đi. Nhưng người Mỹ ai lại mặc áo dài. Cho nên cứ treo để đấy thật tức cười. 

Loay hoay và suy mãi, cuối cùng Phượng tự nhủ lấy mình: "Một năm mới được trở về tuổi học trò một lần. Cứ mặc nguyên ngày áo dài trắng đi. Cô học trò già ơi!" Cô học trò già. Ờ mình đã già rồi chứ lị.

........
 

Năm nay tại hội trường,  trường NQ có một tấm phông thật đẹp để chụp hình. Bức tranh vẽ  cổng trường đỏ rực một màu phượng vĩ. Ở mỗi người,  kỷ niệm học trò ngoài sách vở, đồng phục còn có cây phượng. Một hình ảnh không thể thiếu của một thời áo trắng.Thật lạ, bên Mỹ này khó tìm ra cây phượng trừ ở Hawaii và Florida. Có lẽ thời tiết khắc nghiệt nên phượng không thể tồn tại. Hơn nữa phượng là loại cây thân khá giòn dễ bị gãy. Có lẽ đó cũng là lý do chính để ít trồng , nhất là những tiểu bang gần biển hay bị bão tố.

Cây phượng đã làm bức tranh thật đẹp và nên thơ. Phượng đã cùng các bạn đứng bên để chụp hình kỷ niệm. Ngọc Dung ngồi sau yên chiếc xe đạp và chồng mặc áo trắng học trò chở đi trông thật lãng mạn.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.

Em chở mùa hè của tôi đi đâu...

Bản nhạc này Vũ Khanh hát thì thật tuyệt. Mùa hè trong đời đã đi qua. Phượng vĩ đã nhiều lần trổ hoa rực rỡ. Trả áo nữ sinh về cho kỷ niệm Tình yêu cũng đã đi qua mất dấu mù khơi. 

Phượng lại nhớ cây phượng ở quê nhà. Anh em Phượng gọi là cây điệp.Lúc cây điệp còn nhỏ, anh em Phượng hay đến hái bông để chơi. Lấy cái nhụy nhỏ bên trong chơi đá gà. Những trái điệp khô Phượng lấy hột chơi ô quan hay chơi búng hột điệp rất vui.  Nhóm con trai chơi u mọi, bắn bi hoặc đá cầu.Những trò chơi trẻ con dưới gốc phượng khiến anh em Phượng nhớ hoài.

 Cây điệp mỗi năm mỗi lớn. Khi Phượng vào Trung học thì nó đã thật to. Tàn che khuất một khoảng sân rộng. Nó không còn là cây điệp quê mùa. nó được gọi là Phượng vĩ để hái hoa tặng cho nhau. Để vấn vương những mối tình học trò lãng mạn. Để quyến rũ những con ve kêu gọi hè về. Để nhắc nhở em trai Phượng một cái gì trỗi dậy của nhớ nhung và yêu thương. Theo thời cuộc em vào quân đội và rời VN ngay ngày 30/4/75. Mỗi lần thư về, ngoài thăm hỏi gia đình em đều hỏi." Chị ơi! Cây phượng có còn không?" Lúc về thăm nhà, em ấy đã đến ngay gốc phượng già cỗi, sần sùi chụp một tấm hình. Em đưa tay chạm vào thân cây như đang bắt tay với nó. Như một người bạn đi xa lâu ngày gặp lại, bên nhau nhắc nhớ những kỷ niệm nằm sâu trong ký ức. 

Thời đi học của Phượng thi cử liên miên. Thi như thước đo học tập và là con đường gai góc đi vào cuộc đời.  Trường học như lò luyện con người. Chiến tranh như cơn xoáy tàn bạo cuốn hút những người học trò vào đó. Không thể chống cự, không thể vùng vẫy. Tuổi trẻ bị chôn vùi hay tuổi trẻ chỉ có một hướng đi tới đầy quyến rũ  với cái tênthật đẹp"Hiến dâng đời mình cho tổ quốc" 

Phượng cũng yêu hoa phượng, tỉ mỉ ép vào vở học trò như cánh bướm. Lãng mạn mơ một ngày  hoàng tử của lòng mình đến đón, áo cưới rình rang. Chiến tranh đã tạo ra những thiên đường không có thật. Hình ảnh oai hùng của người lính làm mờ đi những người bạn áo trắng quần xanh bên cạnh. 

Phượng chợt buồn, ngồi xuống ghế cắn môi suy nghĩ. Không biết bây giờ Phi ở đâu? Hôm đại hội Phượng đão mắt tìm mà không thấy. Người ấy có lẽ không bao giờ gặp lại Phượng nữa rồi. Có thể Phi đã giận Phượng hững hờ hay bội bạc. Nhưng con tim không giải thích được. Tuổi học trò vụng dại chỉ biết yêu không nghĩ xa vời. 

Tới lớp đệ tam, đệ nhị,  Phượng không còn làm lưu bút mà cùng nhóm bạn tập tễnh làm thơ, viết văn.  Những bài thơ, tập thơ vụng dại đầy lãng mạn trao cho nhau đọc và tặng nhau làm quà.

Trao cho Phượng tập thơ trong một quán nước, dưới gốc cây phượng ven đường. Mặt Phi buồn biết mấy.  Ly nước đá chanh leng keng khi anh ấy quậy cái muỗng thành vòng tròn. Những viên đá xoay như lòng Phượng bối rối không biết phải nói gì. Phượng biết Phi yêu mình, yêu nhiều lắm. Nhưng Phượng đã không còn là Phượng của trường, của lớp và của bạn bè. Phượng đã yêu người ta. Một người lính đang ngoài mặt trận. Tình yêu của Phượng không thể cắt nghĩa được. Nó đến bất chợt, nhanh chóng chỉ trong một chuyến xe lam đi về. Và rồi Phượng ngụp lặn trong đôi mắt đắm đuối và sôi nổi của người lính. Mùi áo lính là lạ, nét phong sương và làn da rạm nắng đã cuốn hút lấy Phượng. Phượng trốn tránh nhưng không được. Phượng đã yêu người ta mất rồi trước khi người bạn chung trường thố lộ yêu đương.

 Phi bảo Phi yêu Phượng từ lâu lắm nhưng không dám nói. Vì gia đình Phi nghèo, đời sống khó khăn. Cha mất sớm, mẹ Phi tảo tần lo cho Phi tiếp tục đến trường. Phi không muốn vì tình yêu ảnh hưởng việc học. Nhưng Phi không thể nào không yêu Phượng. Phượng đã nằm trong trái tim Phi không biết tự bao giờ. Hình dáng thuần khiết, dịu dàng của Phượng đã đi vào những bài thơ Phi nắn nót. Lần nào gửi thơ của Phi cho Phượng đọc, Phi đều kèm theo một cánh phượng ép thật khéo như ngầm nói bao lời. 

Hôm ấy, dưới tàng Phượng vĩ, những ngày cuối niên khóa. Phi đã thố lộ lòng mình. Phi rung rẩy và xúc động tỏ tình. Phi mong Phượng chấp nhận tình yêu của Phi. Phi cũng không biết kỳ thi này Phi có đậu hay không? nếu thi rớt Phi phải vào quân ngủ. Phượng có chấp nhận và chờ đợi Phi không?

Phượng cúi đầu xuống nói nhỏ đủ cho Phi nghe:"Phượng xin lỗi. Phượng đã có người yêu. Anh ấy là lính"

Phi khựng người lại trong một phút. Thật buồn Phi chúc phúc cho Phượng. Phi đã bị Phượng đâm vào tim những nhát dao thật đau. Những bài thơ của Phi lại càng đẩm đầy nước mắt. Chia tay mối tình đầu. Vĩnh biệt người tôi yêu Xa người yêu dấu. Phượng buồn xin gọi chia ly. 

Phượng buồn...Phải rồi cánh phượng đỏ rực màu máu của những mối tình dỡ dang. Màu của trái tim vỡ nát. Màu của đau thương và chia cắt. Tuổi học trò ơi! vĩnh biệt.

Mùa thi năm đó Phi rớt và vào lính. Phi đến nhà chào Phượng lần cuối khi vừa mãn khóa quân trường, trước khi lên đường nhận đơn vị. Phi  nói như mếu:

-" Phượng yêu người lính. Phi giờ cũng là lính.Nhưng muộn mất rồi"

Phượng  tránh nhìn vào đôi mắt Phi vì sợ. Ly nước Phi cầm trên tay mà uống hoài không hết. Biết nói gì đây hả Phi. Thôi thì chúc Phi mọi việc may mắn. Khi nào về phép nhớ ghé thăm Phượng. 

Rồi từ đó Phượng không gặp lại Phi. Cuộc sống đời thường cuốn hút Phượng. Làm vợ lính có gì vui. Chỉ chờ đợi và nhớ nhung. Chỉ lo âu và hoảng hốt. Phượng đã từng  theo chồng lên tận phòng tuyến. Trên những chốt đóng đồn. Phượng đã cùng mặc áo lính của chồng theo đoàn quân chuyển trại. Đêm tiền đồn nghe những người lính trẻ hát nghêu ngao "Hãy đến với tôi, đừng yêu lính bằng lời " mới thấm thía nỗi buồn trong những đêm tiền đồn vắng vẻ. 

Sau 1975, Phượng đã lăn lộn mưu sinh để lo cho con và thăm chồng bị tù CS. Phượng đã không còn là Phượng tươi vui, ngây thơ, lãng mạn ngày xưa. Phượng lăn lộn chợ trời, Phượng cũng đi buôn lậu, Phượng cũng phải đãi bôi với công an khu vực để được giấy phép thăm nuôi chồng. Xã hội mới đã đẩy những con người học thức và can trường vào trại tù. Đã khiến bao thiếu phụ ăn học, dịu dàng trở nên chanh chua, đanh đá. Đã vùi dập biết bao thế hệ con cháu người lính bị thất học vì lý lịch và miếng cơm, manh áo. Chủ trương xiết bao tử người dân để cải tạo tư tưởng đã giết chết một thế hệ VN. 

Cũng may chương trình HO đã cho gia đình Phượng một con đường sống và làm lại từ đầu. Các con của Phượng được sinh đẻ nơi này, chúng không thấy và không biết gì về ý nghĩa mùa hè và hoa phượng. Có một lần cùng gia đình đi du lịch Hawaii. Phượng mới thấy lại cây phượng. Reo lên mừng rỡ, Phượng đứng ngay gốc cây bảo con chụp hình . Thằng bé ngạc nhiên không hiểu sao cả cha lẫn mẹ đều  vui mừng và đầy cảm xúc như vậy.

Phượng thấy tiếc cho các con cháu học bên này. Mặc dù xã hội tân tiến, nhu cầu trẻ con đều được thỏa mãn đầy đủ và dư thừa. Nhưng Phượng vẫn thấy các con cháu của mình vẫn thiếu thốn. Đó là sự vô tư và ngây thơ tuổi nhỏ. Chúng không có những lúc cùng các bạn ra chơi bắn thun, nhảy lò cò , ô quan, đá cầu hay u bắt mọi. Chúng không có những lúc đứng trước sân chào cờ tập thể mỗi sáng. Chúng không có không khí trong lành thôn quê. Đi về miệt vườn ăn trái cây hay đi dã ngoại. Nhất là chúng không có hình ảnh  gì để nhắc nhớ hoài niệm về tuổi học trò. 

Cây Phượng và hoa phượng đã sống hoài trong ký ức của mỗi người lứa tuổi Phượng. Bây giờ tuổi già về hưu, mỗi năm trường tổ chức họp mặt, Phượng đều cố gắng thu xếp để về. Mỗi năm tuổi mỗi cao, biết có còn thời gian để gặp lại. Có người  mới năm ngoái đi dự, năm nay đã nằm xuống. Có người nằm ở viện dưỡng lão cả nhóm rũ nhau ghé thăm. 

Cây phượng trên bức tranh mãi mãi đỏ rực và không tàn. Hoa phượng và tuổi học trò mãi mãi nằm trong ký ức Phượng. Nhưng giá đuợc một lần gặp lại các bạn cùng lớp. Gặp lại Hoàn xem bây giờ có còn trao chuốt như xưa.

Nhất là gặp lại Phi  để xem Phi bây giờ ra sao. Vợ con thế nào và cuộc sống có mỹ mãn không. Phượng sẽ tới trước Phi và chúc phúc. Chúc thật lòng trong niềm vui hội ngộ.

Bản nhạc " Phượng Buồn " và tiếng hát thật dễ thương của một cô bé mới vào nghề cuốn hút lấy Phượng

Trong tiếng hát ve phượng hồng là hoàng hậu đó.

Phượng buồn vì tình đã tan theo sóng biển nổi trôi.

Ngàn năm trong tôi tình này không phai phôi.

Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn phượng ơi......

 

Nguyễn thị Thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 183007)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 663)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp của ngày xa xưa trên con đường THĐ - nơi tôi sinh ra và lớn lên.
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 620)
phải mang nỗi nhớ nhung ra kể với bạn về một phần đời của Sài Gòn năm cũ. Còn bạn, ký ức nào vẫn còn lưu giữ về một thành phố ngày xưa?
30 Tháng Năm 2024(Xem: 981)
nhiệt tình của một ông thầy trẻ của Trung học Ngô Quyền Biên Hòa gần nửa thế kỷ trước. Vĩnh biệt thầy với chân thành thương tiếc!
14 Tháng Tư 2024(Xem: 875)
Nhưng tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc cuối tháng tư đau thương ấy. Tôi không bao giờ quên một khoảng đời đen tối ấy.
30 Tháng Ba 2024(Xem: 1556)
Dòng sông có tiếng hát đấy, tiếng hát trong im lặng, chỉ mình tôi nghe, và nó rất buồn.
11 Tháng Ba 2024(Xem: 1718)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 1558)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1392)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 1233)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 1649)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 1812)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1788)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1663)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 2108)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 2690)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 4131)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 2917)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 2759)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2570)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2393)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2374)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2723)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3274)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3563)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 3951)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 3925)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 3474)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 4180)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 4536)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 4788)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 5298)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 4919)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 4851)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 4684)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5659)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5389)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5406)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 6409)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 6493)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 6535)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6279)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5716)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5644)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5601)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 5829)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 6379)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 5837)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 7082)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.