11:44 SA
Thứ Hai
14
Tháng Mười
2024

Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

30 Tháng Năm 201512:00 CH(Xem: 13603)

Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

Bức tượng Thương Tiếc, Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

Bức tượng Thương Tiếc,
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

” Thế giới đã có không ít những bài học về tinh thần hòa giải dân tộc qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hoa Kỳ đã trải qua thời nội chiến phân tranh khốc liệt giữa hai miền Nam-Bắc, kéo dài từ năm 1861 đến năm 1863.

Khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của cả hai miền đều được an nghỉ bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi năm có gần 4 triệu người Mỹ đến viếng Arlington với lòng thành kính biết ơn những người đã nằm xuống cho đất nước đứng lênHọ hoàn toàn không phân biệt liệt sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc. “
***
Sài Gòn xưa có xa lộ Biên Hòa là con đường huyết mạch nối liền Sài Gòn với Biên Hoà. Đây là xa lộ đầu tiên tại miền Nam do Hoa Kỳ xây dựng năm 1959 và khánh thành năm 1961. Hãng thầu phụ trách xây dựng xa lộ là RMK-BRJ của Mỹ, họ áp dụng công nghệ tân tiến của thời đó là đổ bê-tông toàn bộ con đường.
Xa lộ Biên Hòa dài 31km, rộng 21m, bắt đầu từ cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ) và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà. Khi người Mỹ xây dựng, họ cũng tính đến trường hợp khẩn cấp, xa lộ có thể sử dụng làm phi đạo dã chiến cho các loại phi cơ quân sự. Tuy nhiên, từ năm 1971 xa lộ được xây vách ngăn giữa tim đường phân đôi xa lộ thành 2 chiều riêng biệt.
Xa lộ Biên Hòa (Tổng thống Ngô Đình Diệm khánh thành ngày 28/4/1961)

Xa lộ Biên Hòa
(Tổng thống Ngô Đình Diệm khánh thành ngày 28/4/1961)

Tuy nhiên, chủ đề của bài viết này không nói về xa lộ Biên Hòa mà là Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nằm phía trái dọc theo xa lộ nếu đi từ Sài Gòn. Ngày nay, nếu có dịp viếng nghĩa trang này, người Sài Gòn không khỏi chạnh lòng trước cảnh điêu tàn, đổ nát của những nấm mồ hoang phế tại đây.
Được thành lập từ năm 1965 với quy hoạch 30.000 mộ phần, Nghĩa trang Quân đội tính đến năm 1975, đã là nơi an nghỉ của khoảng 16.000 tử sĩ. Trong số đó có hơn 10.000 quân nhân tử trận trong hai chiến trường đẫm máu nhất: Tết Mậu Thân năm 1968 và Mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Dù sao đi nữa, xét về khía cạnh nhân bản, những người sống vẫn còn được an ủi là nghĩa trang chỉ mới đạt một nửa công suất thiết kế. Nếu 30.000 mộ được lấp kín, niềm đau thương sẽ tăng gấp đôi khi cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt. Tuy nhiên, xét về mặt chính trị, sự hoang phế của Nghĩa trang Quân đội ngày nay nằm ở trách nhiệm của chính quyền mới. Ông cha ta đã có câu nghĩa tử là nghĩa tận. Dù tử sĩ trước khi nằm xuống có khoác áo quân đội miền Nam hay miền Bắc thì họ vẫn là người Việt.
Năm 1964, nghĩa trang Quân đội ở Gò Vấp trở nên chật hẹp, không gánh vác được hậu quả của chiến tranh khi những người lính tử trận được đưa về ngày một nhiều. Cuộc chiến vẫn tiếp tục leo thang, phần lớn sĩ quan thuộc khu vực thủ đô đều được chôn tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Ở Mạc Đĩnh Chi, đất cũng bắt đầu khan hiếm và việc chôn cất ngày một tốn kém hơn.
NNC03
Từ những lý do đó, người ta nghĩ đến một nghĩa trang rộng lớn hơn. Đơn vị Chung sự, chuyên lo hậu sự cho những chiến sĩ đã nằm xuống, cũng có nhu cầu về cơ sở để hoạt động. Kiến nghị được trình lên cấp trên, thông qua hệ thống Cục quân nhu, Tổng tham mưu, Tổng cục Tiếp vận. Các sĩ quan Quân nhu, Công binh, Địa ốc Tổng tham mưu đã phải bay trực thăng trên không phận Thủ Đức, Bình Dương, Biên Hòa, nghiên cứu địa thế thật đẹp dành làm nơi an nghỉ cho các chiến hữu.
Đầu năm 1965, Liên đoàn 30 Công binh Kiến tạo đóng tại Hóc Môn đảm nhận công tác xây dựng và những chiếc xe ủi đất đầu tiên của Tiểu đoàn 54 Công binh bắt đầu hoạt động. Năm 1966, doanh trại của Liên đội Chung sự và khu nhà xác được xây dựng để tiếp nhận những di hài tử sĩ đầu tiên. Công binh tiếp tục làm đường, phân lô, xây Cổng Tam Quan, dựng Đền Liệt Sĩ, đúc các tấm ciment và làm mộ bia.
Nghĩa trang Quân đội được xây dựng theo mô hình của một con ong. Đầu ong hướng về phía xa lộ Biên Hòa với mũi kim là con đường đâm ra xa lộ. Từ Cổng Tam Quan có hai con đường dẫn lên Nghĩa Dũng Đài cao 43m. Đầu ong là đền thờ chiến sĩ, cũng có lúc gọi là Đền Tử Sĩ hay Đền Liệt Sĩ. Phía dưới chân đền là Cổng Tam Quan nối thẳng một đường dài ra xa lộ. Con đường này làm thành cây kim nhọn của con ong và đầu kim là bức tượng Thương Tiếc ngay bên xa lộ.
NNC04

Không ảnh Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa, Việt Nam trước năm 1975 (bạn bấm vào ngay giữa tấm không ảnh này để xem chi tiết)

Bức tượng Thương Tiếc là hình ảnh người lính ngồi nghỉ chân trên bệ đá, súng để ngang đùi, nét mặt buồn bã. Tác giả pho tượng đồng đen này là nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu, ông đã chọn người mẫu là một hạ sĩ quan thuộc binh chủng nhảy dù.
Bức tượng Thương Tiếc là hình ảnh người lính ngồi nghỉ chân trên bệ đá, súng để ngang đùi, nét mặt buồn bã

Bức tượng Thương Tiếc là hình ảnh người lính ngồi nghỉ chân trên bệ đá, súng để ngang đùi, nét mặt buồn bã

Người ta kể rằng vào những buổi chiều mờ sương, anh lính rời bệ đá, đi lững thững xuống con suối gần đó để uống nước. Còn có rất nhiều huyền thoại về bức tượng Thương Tiếc. Sau ngày 30/4/1975, tượng Thương Tiếc đã bị phá sập. Người ta nói anh lính đã chui vào lò nấu kim loại tái sinh… và như thế đã được đầu thai sang kiếp khác.
NNC05
Từ chân Nghĩa dũng đài, lưng ong chia làm hình nan quạt hướng ra 4 phía và tạo thành một lưới nhện. Phần đuôi ong hẹp, phần dưới dài ra như quả trứng. Các ngôi mộ giống nhau chia thành từng khu. Khu quốc gia dành cho các vị lãnh đạo, khu tướng lãnh, khu cấp tá, cấp úy và binh sĩ.
Quân nhu nhận tử sĩ từ mặt trận được đưa về bất kể ngày đêm để chôn cất, trong đó có những người lính tham gia các trận Mậu Thân 68, trận Mùa Hè 72, trận Hạ Lào, trận Cambodia. Tử sĩ của các đơn vị tổng trừ bị đem về từ 4 quân khu bên cạnh các tử sĩ thuộc quân khu thủ đô và các tiểu khu lân cận. Tử sĩ của các quân chủng, nữ quân nhân, thiếu sinh quân, tất cả đều nằm trong lòng đất Biên Hòa.
Tử sĩ chôn từ trung tâm Nghĩa Dũng Đài lần lượt tỏa ra các khu bên ngoài. Đã có trên 10 tướng lãnh nằm tại nghĩa trang Biên Hòa trong đó có cả các vị đại tá được vinh thăng sau khi tử trận. Người có cấp bậc cao cấp nhất được chôn tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Hiện nay ngôi mộ này đã được gia đình cải táng nhưng tại vị trí cũ vẫn còn dấu tích.
Trên đường vào nghĩa trang, đi theo con đường chánh xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua Cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị nhưng bề thế và chân phương. Giữa cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được đường nét vững vàng và gần như còn nguyên vẹn dù cỏ mọc, rêu phong.
NNC06
Qua Cổng Tam Quan là con đường dẫn đến ngôi Đền Tử Sĩ trên một ngọn đồi nhỏ có 4 lối dẫn lên từ bốn phía. Đây là nơi để linh cữu trước khi chôn cất. Đây cũng là nơi Tổng thống, Thủ tướng hay các giới chức cao cấp trong chính quyền chủ tọa các buổi lễ chiêu hồn tử sĩ.
Tháng 3/1975, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lên thăm nghĩa trang và làm lễ đặt vòng hoa. Không ai có thể nghĩ đây là lần viếng sau cùng của một viên chức cao cấp sau biến cố tháng 4.
NNC07
Nghĩa trang có các toán quân danh dự canh gác theo lễ nghi quân cách tại Vành Khăn Tang của Nghĩa Dũng Đài. Quân nhân từ các quân binh chủng mặc sắc phục được điều động về theo đơn xin khi họ có đủ điều kiện. Với vóc dáng trẻ trung, khỏe mạnh, cao lớn, đoàn quân này được huấn luyện để canh gác và biểu diễn các thao tác nghi lễ như các đoàn quân danh dự tại nghĩa trang Arlington, Hoa Kỳ.
Sau Đền Tử Sĩ, phải đi một đoạn rất dài mới đến đỉnh một dải đất cao, chính giữa trung tâm là Nghĩa Dũng Đài. Đây là công trình quan trọng nhất mà Công binh Việt Nam đã thực hiện từ tháng 11/1967.
Trên nền đất phẳng, Công binh đổ 10,000m3 đất làm thành một ngọn đồi nhân tạo trong gần hai tháng. Trên ngọn đồi nhỏ này, Công binh xây bệ tròn, chính giữa là ngọn kiếm hướng mũi lên trời. Cây kiếm có thân bốn cánh hình chữ thập cao 43m. Chân của chữ thập đường kính 6,5m và trên mũi nhọn là 3,5m, có bậc thang để leo lên đỉnh và đứng trên này sẽ nhìn thấy thành phố Sài Gòn.
NNC08
Nếu không có biến cố năm 1975, Nghĩa trang Quân đội khi hoàn chỉnh sẽ là Nghĩa trang Quốc gia. Đây sẽ là nơi an nghỉ của không riêng gì tướng lãnh, sĩ quan và binh sĩ mà còn là nơi chôn cất các thành viên chính phủ thuộc các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Công trình xây dựng nghĩa trang do điêu khắc gia Lê Văn Mậu phụ trách, được dự kiến bước vào giai đoạn 2, kéo dài 6 năm, với ngân khoảng 100 triệu, tiền VNCH năm 1973. Bức tượng Thương tiếc,Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970. Nghĩa Dũng Đài với ngọn tháp cao cũng đã làm xong, Vành Khăn Tang vĩ đại chung quanh đang gần đến giai đoạn khánh thành vào ngày Quân Lực 19/6/1975 thì biến cố tháng 4/1975 ập đến.
NNC09

Không biết đây là cảnh ‘bình minh’ hay ‘hoàng hôn’ của bức tượng Thương Tiếc ?

Trong thập niên 1990, những người tù cải tạo rời khỏi Việt Nam để đi định cư tại Mỹ. Khi họ trở về thăm quê hương, không ít người, bằng cách này hay cách khác, đã trở lại Nghĩa trang Quân đội để viếng các chiến hữu đã nằm xuống tại quê nhà.
Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. đã cử người về thăm lại Nghĩa Trang Quân Đội và ghi nhận phần lớn mộ phần còn tồn tại nhưng đang trong tình trạng hoang phế. Cuối năm 1997, chương trình tảo mộ hàng năm được bắt đầu thực hiện dưới hình thức thân hữu gia đình và làm từng toán nhỏ để tránh sự dòm ngó của chính quyền. Ngoài ra, anh em thương phế binh Sài Gòn cũng được hỗ trợ tiền bạc từ bên ngoài để âm thầm chăm lo cho những ngôi mộ vô chủ.
Thế giới đã có không ít những bài học về tinh thần hòa giải dân tộc qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hoa Kỳ đã trải qua thời nội chiến phân tranh khốc liệt giữa hai miền Nam-Bắc, kéo dài từ năm 1861 đến năm 1863.
Khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của cả hai miền đều được an nghỉ bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi năm có gần 4 triệu người Mỹ đến viếng Arlington với lòng thành kính biết ơn những người đã nằm xuống cho đất nước đứng lên. Họ hoàn toàn không phân biệt liệt sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc.
Bên mộ Tổng thống Kennedy, Nghĩa trang Arlington (Hình tác giả chụp năm 1971).

Bên mộ Tổng thống Kennedy, Nghĩa trang Arlington
(Hình tác giả chụp năm 1971).

Năm 1863, Tổng thống Mỹ Abraham Lincohn đã khánh thành nghĩa trang Quốc gia với lý do thật giản dị, “tất cả những người chết đều là đồng bào”. Ông Lincoln tuyên bố trong diễn văn khánh thành nghĩa trang ngày 19/9/1863: “Tại đây chúng ta đoan quyết rằng cái chết không bao giờ là vô ích – rằng, dân tộc này, nhờ ơn Chúa, sẽ có sự hồi sinh mới của tự do – rằng một Chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì dân sẽ không thể bị phá hủy trên trái đất này”.

Cuộc nội chiến kết thúc, 20 vạn tù binh miền Nam được thả về nhà mà không cần cải tạo và cũng không có lễ ăn mừng chiến thắng. Lý do, một lần nữa cũng dễ hiểu, “những người bại trận cũng là đồng bào”.

Lớp hậu duệ của những người Đức đã bỏ mình trong những trận mưa pháo của hạm đội Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng con cháu những chiến binh Anh-Pháp-Mỹ đã gục ngã trước họng súng đại liên của Đức quốc xã trong ngày đổ bộ lên bãi biển Normandy (6/6/1944) hồi Đệ nhị thế chiến… ngày nay đều cùng quay trở về thăm mộ bia của cha ông đến từ cả hai chiến tuyến.

Tại Trung Hoa, Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương của quân đội Tưởng Giới Thạch – trong đó có cả mộ phần của liệt sĩ chống Pháp Phạm Hồng Thái đến từ Việt Nam – vẫn được chính phủ Hoa Lục trùng tu và chăm sóc cẩn thận. Ngày nay nghĩa trang này đã trở thành di tích lịch sử, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo. Họ có thể là những người đến tham quan thắng cảnh và cũng có thể là hậu duệ của những tử sĩ đã nằm xuống tại đây.

Mộ Phạm Hồng Thái trong nghĩa trang Hoàng Hoa Cương.

Mộ Phạm Hồng Thái trong nghĩa trang Hoàng Hoa Cương.

Tại Việt Nam, biết bao gia đình có con em phục vụ dưới hai mầu áo khác nhau nhưng mẹ Việt Nam vẫn không hề phân biệt trong những dịp cúng giỗ. Tình cảm thiêng liêng đó đã có từ trước 1975 và tiếp tục duy trì sau ngày Sài Gòn mất tên. Sao chúng ta không mở lòng như người mẹ bình thường đã và đang làm?

Người mẹ bên nấm mộ mới chôn (1972)

Người mẹ bên nấm mộ mới chôn (1972)

Nghĩa tử là nghĩa tận. Tại sao chúng ta không làm được như những dân tộc khác đã làm? Đối với những người còn sống, chúng ta vẫn có thể phân biệt chính kiến nhưng đối với người đã chết, liệu sự phân biệt đối xử đó có hợp với đạo lý muôn đời của người Việt hay không?

Học sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử tham dự lễ Quốc Khánh 1/11/1969 tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.

Học sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử tham dự lễ Quốc Khánh 1/11/1969
tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.

***
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Chín 2024(Xem: 195)
nếu im lặng vẫn được xem là “thái độ” “đúng” đối với trí thức đứng trước thời cuộc thì dân tộc này sẽ không chỉ chìm trong bóng tối..
01 Tháng Bảy 2024(Xem: 708)
Các sư đoàn xâm nhập của CS Bắc Việt bị phản công điên đảo phải rút qua biên giới dưỡng quân
28 Tháng Sáu 2024(Xem: 701)
Điều đầu tiên con cần phải học không phải là cách chống đỡ với cuộc sống này, mà là học cách yêu thương và tha thứ
26 Tháng Sáu 2024(Xem: 706)
Người bán vé tàu điện ngầm ở Paris chỉ ra vì sao VN không thể trở thành quốc gia thịnh vượng
02 Tháng Năm 2024(Xem: 642)
Sự thiếu vắng tiếng nói của miền Nam cũng đã được nêu lên với đoàn làm phim trong buổi giới thiệu bộ phim tại Sài Gòn vào tháng 8/2017
29 Tháng Tư 2024(Xem: 596)
Nhạc vàng tuy ngôn từ thật bình dân nhưng đẹp, rất trao chuốt và giàu giai điệu, nó chứa đầy một trời yêu thương,
20 Tháng Tư 2024(Xem: 498)
Thu nhập của anh bây giờ gấp nhiều lần số tiền anh trả lại ngày nào, lại có vị trí xã hội và lòng tự hào mà việc giấu diếm số tiền không thể đem lại!
08 Tháng Tư 2024(Xem: 1085)
Tôi là người Việt về thăm quê thì mắc mớ gì mà gọi tôi là ‘Việt Kiều’?! Đáng lý ra nên gọi là ‘Kiều Bào’.
01 Tháng Tư 2024(Xem: 1105)
rõ ràng, hơi mắc. Dân Việt, tội thay, không những đã bị hớ mà còn mua nhầm đồ giả và đồ đểu nữa cơ!
25 Tháng Ba 2024(Xem: 1259)
thế nhưng trên thế giới này có rất nhiều người đều đang vắt óc suy nghĩ làm thế nào để chỉ bỏ ra một chút công sức hay một chút tiền mà có được nhiều thứ.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1230)
Nhưng những ai đã từng sống ở nước ngoài, mà phản đối ý kiến của tôi, thì tôi sẽ rất vui và sẵn lòng được chất vấn.
05 Tháng Hai 2024(Xem: 1170)
Đúng là một thảm kịch của lịch sử hỏa xa Đông Dương! Nếu đường xe lửa này không bị tháo gỡ
01 Tháng Hai 2024(Xem: 1251)
văn kiện... để thoả hiệp với giặc, chấp nhận đất, biển, đảo của mình thuộc về giặc là đắc tội với dân tộc
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 1145)
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa! Tên người ngân buồn như bản thánh ca…
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 1094)
Anh chiến sĩ, là anh lính chiến VNCH, là nhơn vật quan trọng trong toàn bài hát. Vì anh lính mới có "chúc anh vui bước đường công danh"
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1175)
Sống tủi làm chi đứng chật trời! Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
27 Tháng Mười 2023(Xem: 1559)
Đừng bắt những đứa trẻ yêu nước khi chúng chưa biết yêu bản thân mình. Đừng bắt những đứa trẻ yêu nước khi người lớn không yêu nước
27 Tháng Mười 2023(Xem: 1476)
"khu rừng bê tông", sẽ không ai có thể nói rằng dưới mặt nước là một thành phố xinh đẹp đã tìm ra cách để sống với thiên nhiên.
22 Tháng Tám 2023(Xem: 2166)
Hào quang lịch sử, vinh quang quá khứ, dân tộc anh hùng, bốn nghìn năm văn hóa...... sẽ chỉ là một thứ huy chương cũ kỹ treo trên tường một căn nhà đã dột nát
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1773)
tôi không thể nhận ơn huệ từ kẻ khác, nhưng tôi đã trên con đường trở về nơi chốn của mình: tôi là người Việt.
09 Tháng Tám 2023(Xem: 1676)
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là một Tổ quốc.
01 Tháng Sáu 2023(Xem: 2347)
Các anh hãy làm nhạc hay hơn nó, có tài năng hơn nó để vĩnh cửu như nó … Dèm pha, mai mỉa, xúc phạm nó vô nghĩa! Nó càng bất tử
27 Tháng Tư 2023(Xem: 2187)
đoàn kết với nhau vì những mục tiêu lớn, mà trước mắt của chúng ta là những vấn đề phải đối phó như chủ quyền của đất nước
08 Tháng Ba 2023(Xem: 2409)
trực tiếp góp ý nhẹ nhàng trong tinh thần xây dựng để hội đoàn càng ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, thay vì mình đứng bên ngoài cứ chê trách.
13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2971)
Và chúng ta thương được nhau, nhìn nhau mà cảm thông ... cũng là một cuộc tu hành vĩ đại.
31 Tháng Mười 2022(Xem: 3104)
Sống sót sau chiến tranh là một điều may mắn, nhưng nhiều khi tôi nghĩ, sống sót để làm gì mới là điều đáng nói, phải không anh?
26 Tháng Bảy 2022(Xem: 3083)
Và nguyên nhân chính của mọi thảm trạng trên đất nước ngày nay là cơ chế độc tài CS. Do đó, thay đổi mà Việt Nam cần là thay đổi cơ chế CS đang thống trị
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3229)
Một động tác nhỏ nhưng rất văn hoá và nhân văn, một hình ảnh cao đẹp hết sức, phải đáng trân trọng và phổ biến trong xã hội ngày nay
27 Tháng Năm 2022(Xem: 3754)
những kẻ có những cái đầu to quá khổ nhưng bộ óc không chỉ teo bé mà còn chứa đầy những thứ giống hệt thứ cám mà người Thái sản xuất ở Việt Nam.
24 Tháng Năm 2022(Xem: 3531)
Cuộc sống này ta tạo nên nó chỉ mười phần trăm, còn chín mươi phần trăm là tùy thuộc cách ta tiếp nhận nó!
06 Tháng Năm 2022(Xem: 3964)
hình ảnh qua sự sụp đổ đầy oan khiên , vô lý của 1 chế độ hoàn toàn chính đại, hoàn toàn oai hùng...
29 Tháng Tư 2022(Xem: 3281)
Buổi lễ chấm dứt vào hồi 17 giờ 50 phút và mọi người đã rời khỏi dinh Độc Lập dưới cơn mưa đầu mùa nặng hạt và mây đen giăng phủ cả bầu trời…
22 Tháng Tư 2022(Xem: 3599)
Ps: Bài học này thật sự quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Những điều chân thành từ tấm lòng của bạn không phải ai
19 Tháng Tư 2022(Xem: 3628)
chỉ biết thật đau trong lòng. Cây viết dường như đã hết mực Những ngón tay bấm máy run run.
21 Tháng Ba 2022(Xem: 3529)
Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất. Họ chỉ trân trọng mọi thứ mà họ có.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 3654)
Trước giờ vẫn nghe câu “Thắng làm vua, thua làm giặc” và “Kẻ thắng viết nên lịch sử”, nhưng chưa từng thấm thía nó như lúc này!
25 Tháng Giêng 2022(Xem: 3989)
Chúc mọi người ai là chủ nợ thì đòi được đầy đủ. Ai là con nợ thì trả trong hoan hỉ. Cả nhà cùng vui nhân dịp xuân về.
18 Tháng Giêng 2022(Xem: 3840)
Vậy là Trung Quốc đã cướp Hoàng Sa của chúng ta gần nửa thế kỷ. Xem lại ảnh này lần nào cũng rưng rưng
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4056)
Mấy chục năm nay, ở Việt Nam người ta bỏ tiếng Nga để quay sang học tiếng Anh nhưng càng học tiếng Anh thì lại càng ra tiếng... U
21 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4988)
Đã đến lúc phải tôn vinh đúng mức các thầy cô giáo, đặc biệt là ở bậc tiểu học, trả lương xứng đáng, và dĩ nhiên phải sàng lọc để chọn đúng những người
15 Tháng Chín 2021(Xem: 4894)
Hãy biến mỗi ngày thành một ngày có ý nghĩa và tràn ngập niềm vui; hãy lưu lại cho thế hệ sau những điều tốt đẹp.
29 Tháng Tám 2021(Xem: 5009)
cụ Biden dĩ nhiên sẽ là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Nhưng tất cả những người đã bỏ phiếu cho cụ sẽ liên đới chịu trách nhiệm trước lịch sử
29 Tháng Tám 2021(Xem: 5100)
Đủ rồi các bạn hỉ? ! Xin tạm biệt. Xin lắng chúc lòng thương nhớ quê hương đã mầt và thương xót cho đất nước và người dân A Phú Hản xa xôi kia.
27 Tháng Bảy 2021(Xem: 5822)
Chúng ta thật sự chỉ còn có thể trông cậy vào nhau để sống còn trong trận cuồng phong Covid này. KHÔNG CÒN AI KHÁC!
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 5397)
từng dòng người tháo chạy khỏi Sài Gòn. Bởi Sài gòn không còn đủ sức cưu mang họ.... Sài gòn bệnh nặng rồi.
21 Tháng Bảy 2021(Xem: 4728)
Xin đừng vì cảm xúc nhất thời hay vì lấy thành tích cho phong trào của hội nọ hội kia mà tổ chức ra những việc không có giá trị và lãng phí tình cảm thực sự của người dân như vậy nữa.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4397)
phần ăn giấm giúi cho nhau dưới gầm bàn quyền lực. Tuổi trẻ đó, thời đại đó, sẽ không khác gì dành cho loài dã thú.
08 Tháng Sáu 2021(Xem: 5284)
Nếu bạn muốn mối quan hệ của mình thành công, hãy luôn nhớ mang theo sự tử tế và vị tha. Chắc chắn, sẽ có rất nhiều thách thức phải đối mặt và vượt qua
18 Tháng Tư 2021(Xem: 6588)
Toàn thế giới không có một chính quyển dân chủ tiên tiến nào mà phải quản tri đất nước sau hàng rào sắt thép hay đít của những người lính chiến
10 Tháng Ba 2021(Xem: 6576)
Một đứa trẻ sinh trưởng và lớn lên trong gia đình khoan hậu, thiện lương cũng sẽ mang trái tim hiền lành, nhân duyên tốt,