Hôm nay ngày mồng 10 Tết, ngày đại vía Thần Tài, các nơi mua bán, làm ăn lớn cúng vía để cầu mua may bán đắt. Chợ búa, những món như cua cái sống, cá lóc, tôm càng để cúng tam sên, trái cây, hoa tươi...đều được giá. Ở nhà, sau khi cúng kiến xong, tôi sang Biên Hòa để uống cà-phê theo lời mời của chị Ba Hương.
Từ nhà sang BH, tôi đi theo hướng ngã tư Hóa An, Cầu Mới, tẻ vào công viên bờ sông. Đến trước đình Tân Lân, thấy các chức sắc của đình áo mão chỉnh tề, có kiệu rước sắc thần, có múa lân nửa. Nhìn hướng bờ sông người ta đang tập họp xem đông đảo. Thì ra, đoàn ghe của Chùa Ông Cù Lao sang để nghinh rước sắc Đức Ông Trần Thượng Xuyên sang Chùa Ông để dự lễ vía Ông, ngài Quan Thánh Đế Quân. Theo các cụ cao niên, về tuổi đời, Đức Ông Trần Thượng Xuyên nhỏ tuổi hơn Đức Ông Quan Thánh. Nhưng Đức Ông Trần Thượng Xuyên là người khai phá, tạo lập Nông Nại Đại Phố, nơi đó có Thất Phủ Cổ Miếu. Vì vậy, hôm nay ngày vía Thần Tài, ngày lành tháng tốt, Đức Ông họ Trần được mời thỉnh sang Cù Lao Phố để dự lễ Vía Ông Quan Thánh, ngày 13 tháng Giêng Âm Lịch. Sanh tiền, ba tôi kể, Đức Ông Quan Thánh có 2 ngày vía. Ngày 13 tháng Giêng vía ngày tử. Ngày 24 tháng 6 Âm Lịch, vía ngày sinh. Tuy nhiên, ngày vía 13 tháng Giêng được tổ chức long trọng. Sau khi tham dự lễ rước sắc, ghi lại vài hình ảnh, tôi đến cà-phê Gió Thoảng, nơi đầu chợ cá Biên Hòa cũ, cách đó vài trăm mét để cùng các anh chia sẽ tâm tư cùng chị Ba Hương.
Đoàn ghe của Thất Phủ Cổ Miếu từ Cù Lao Phố sang thỉnh sắc Đức Ông Trần Thượng Xuyên.
Đoàn ghe đang cập bến Đình Tân Lân. Xa xa là Cầu Mới Hóa An.
Đoàn chức sắc Đình Tân Lân đang chuẩn bị đưa kiệu sắc Đức Ông xuống thuyền.
Chuẩn bị xa giá kiệu sắc Ông Trần Thượng Xuyên,
người có công khai phá vùng đất Trấn Biên, Nông Nại Đại Phố.
Chị Ba Hương, anh Tuy, anh Lượm, anh Minh.
Bên kia là đường hông chợ BH, có tiệm tạp hóa của bác mười Chim.
Đến nơi, đã có anh Lượm và anh Tuy ngồi chờ sẳn. Nhà anh Lượm, anh Tuy cũng ở khu vực chợ BH. Hôm qua, anh Hải Vương cũng có gửi lời hỏi thăm anh Lượm. Cũng như anh Hai Minh, anh Phát, cũng gửi lời hỏi thăm anh Tuy và gia đình. Nhìn hình ảnh sao thấy thương nhớ quá. Biên Hòa một thuở. Anh Minh, bạn chị Ba Hương, chở chị Ba đến. Rồi anh Ẩn C từ Tân Ba sang. Chỉ có Chiếu và tôi là đám em út. Dù sao, tất cả cùng là người BH, gắn bó mấy chục năm nay. Anh Minh, sau nầy vì thời vận, cũng đã có lúc ở Trà Vinh, xã Hòa Thuận, nơi tôi cũng đã từng lưu luyến. Bên hông đơn vị, có nhà máy xay lúa nhỏ, có cô hàng cà-phê dễ thương...Chỉ nhìn, chớ không dám hó hé, vì chưa biết thuộc phe nào. Mặt trái của chiến tranh vùng sông nước
Luận, chị Ba, anh Tuy, anh Lượm, anh Minh, anh Ẩn C.
Người Biên Hòa một thuở.
Anh Tuy, chị Ba.
Sau hơn hai giờ tâm sự, trút cạn nỗi niềm, nói chuyện Đông, chuyện Tây, anh chị em từ giả nhau, hẹn sẽ có lần gặp gỡ sau vui vẻ hơn. Buổi sáng Biên Hòa trời hơi âm u, dịu mát, như tình cảm anh chị em vẫn tràn trề dù thời gian đã mấy chục năm. Xin cám ơn người Biên Hòa của tôi.
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.