12:01 CH
Chủ Nhật
8
Tháng Chín
2024

Tiếng khóc – Tính nhân bản trong văn chương miền Nam thời chiến

18 Tháng Mười 20144:07 CH(Xem: 12839)

http://www.imagesbuddy.com/images/102/2013/08/have-a-nice-weekend-graphic-for-share-on-myspace.jpg#nice%20weekend%20800x600TVQ

Tiếng khóc – Tính nhân bản trong văn chương miền Nam thời chiến

Tiếng khóc – Tính nhân bản trong văn chương miền Nam thời chiến



Tác giả/Nhân vật:  |18-02-2014| 46 lần xem | |
Tiếng ai than khóc nỉ non
Như vợ chú lính trên hòn Cù Mông

Cù Mông là tên của một ngọn đèo ranh giới Bình Định và Phú Yên. Từ Phú Yên vào Khánh Hòa có hòn  Vọng Phu.  Hai hòn đều có cùng một mẫu số chung  là mang thân phận của người  đàn bà vợ lính. Một đàng mõi mòn chờ chồng, bồng con hóa đá. Và một đàng, đôi chân mềm rớm máu, lên hòn mà đứng khóc nỉ non vì người chông đã chết. Tác giả không nói chết vì lý do gì. Nhưng cái chết của người lính thì hẳn đã khác với cái chết của người dân thường tình.
 
Hai người nhưng cùng mang một thân phận. Chờ mòn mỏi người chồng trở về  đến độ hóa đá hay than khóc nỉ non giữa núi rừng mông quạnh cũng đều nói lên nỗi đau khổ của người thân ở phía sau hay những người còn lại. Văn chương VN đã  tạc sự chịu đựng vô bờ ấy bằng đá  tượng, hay bằng ca dao lưu truyền từ đời này qua đời khác. Có nghĩa là tổ tiên chúng ta vẫn trân trọng ở những giọt nước mắt của người  đàn bà trong thời ly lọan. Họ ở ngoài cuộc, nhưng họ lại trở thành những nạn nhân. Nỗi đau của họ không ai có thể gánh nổi. Nước mắt của họ cũng chẳng ai có thể lau nỗi. Trừ thời gian.
Tuy nhiên chỉ có một nơi tiếng khóc trong thơ văn bị bức tử. Nỗi đau được biến thành căm thù và nỗi chờ đợi mõi mòn kia biến thành “sáng đường cày”, “sáng đường đạn”. Như hai câu thơ mà một tên tuổi rất quen thuộc thời tiền chiến là Lưu Trọng Lư  đã trích dẫn trong bài viết nhan đề Thân phận người phụ nữ đăng trên tạp chí Văn học số 1 năm 1973:
Sáng đường cày mới là nhớ là mong
Sáng đường đạn mới là chờ là đợi

Đấy. Ngay cả một tâm hồn rất nhạy cảm đền nổi trăng vẫn phải thổn thức như trong bài Tiếng Thu của một thời:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
vậy mà bây giờ lại quay đến 180 độ, chỉ  biết có sáng đường cày và sang đường đạn.  Không phải con nai vàng đã chết mà tâm hồn người chinh phụ cũng đã chết theo.
Như vậy, còn bàn  gì đến tính nhân bản nữa.
****
Ngược lại, trong văn chương miền Nam thời chiến, tiếng khóc của người ở lại – người vợ, người mẹ, người thân, và cả đồng đội đã từng chia ngọt xẻ bùi, đã được tìm thấy rất nhiều trên những trang thơ mà tôi được đọc. Như nỗi đau của người đàn bà đi nhận xác chồng:
 
 
blank

(Tiếc thương – Ảnh Nguyễn Ngọc Hạnh)

 
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ơi thèm nụ hôn quen
Đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
Chiếc quan tài phủ cờ màu
Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”

(Lê thị Ý – Ngày mai đi nhận xác chồng)
Hay tiếng la gào tru tréo của đứa con có mẹ bị chết thảm trong lần chạy lọan:
trên đường chạy giặc
mẹ em trúng bom
chết phanh thây chẳng chiếu chẳng hòm
đầu bết tóc mắt trừng bên bờ ruộng
mẹ em tội tình chi chết oan chết uổng
ôm đầu người khóc giữa đạn bom rơi
trời ác chi ác rứa ông Trời
sao mẹ nỡ bỏ con giữa vùng bom đạn
gom xác mẹ giấu bên bờ Thạch Hãn
chạy tháo thân bu được đít xe đò

(Lê Nguyên Ngữ: Quán tản cư)  (1)
Hay là tiếng khóc của người yêu, đeo nhẩn đính hôn nhưng không bao giờ làm đám cưới:
Đeo nhẩn đính hôn
Nhưng không bao giờ làm đám cưới
Chưa lần để tang
Rồi cũng đội khăn sô
Chưa biết khóc
Rồi em sẽ khóc
Chưa biết buồn
Rồi sẽ buồn qua má- qua môi

Bỏ thời con gái
Em trở thành góa phụ
Khi người tình
Làm lính trận
Vừa chết trận Pleime
Đau đớn chạy dài cuối đuôi con mắt

Mười bảy năm
Mười bảy tuổi
Sầu lược gương xa vắng tóc mai gầy

(Linh Phương: Làm vợ người cầm súng) (1)
Hay là nỗi đau đớn tột cùng của người con gái khi nhận được hung tin, mà nàng không bao giờ tin là chuyện ấy có thể xãy ra:
Em đi như chạy. Về đến nhà, thật thế không Uy? Người em bỗng có cảm giác khác lạ, cái gì dâng tận cổ… Sắp trào ra… Mắt em ráo hoảnh, không, em không tin. Tờ nhật báo nằm trước mặt với mục phân ưu. Thực không Uy? Anh đã chết rồi sao? Anh vừa mới về thăm em với gương mặt gầy gầy, dáng cao cao, mái tóc ngắn, giọng nói quen thuộc như còn ở bên tai… Em ngơ ngác bên đám học trò và bè bạn thân thuộc.
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em, thư anh gửi còn đó, lá thư gửi hôm 1-1 với những câu nói vu vơ giận hờn, với mục hứa hẹn anh sẽ về, sẽ về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, sẽ về với em trong ngày Tết.
Người ta độc ác. Thượng đế bất công, cướp cả tình thương. Tâm tư em kêu gào quằn quại giữa tiếng nấc, thân thể em tê dại như viên đạn xoáy vào ruột gan anh để cho anh tắt thở, giây phút cuối cùng không có ai, không có em, chỉ có những bộ mặt quái ác, sát nhân, đang muốn ăn thịt, xé cho được cái thân thể thân yêu đó.
Nâng niu tấm thẻ bài mang tên NGUYỄN VĂN UY có một cái gì cứ ấm ức dâng lên, mắt mờ dần, nhìn loại máu A Rh+. Còn gì nữa? Anh chết đi, thế là hết. Anh Uy, anh chết đi để lại cho em chừng ấy sao? Thân xác anh nằm ở lòng đất, cho em cô độc, cho em đang ở biên giới của một tình yêu mờ ảo không có lối đi. Anh xa em rồi, xa không khoảng cách. Em muốn hình hài mình tan biến để hoà mình vào thế giới hư vô.
(Trần thị Uyên Ngọc, Thư gởi người đã chết ) (2)
Đây là tiếng kêu trầm thống mà thân phận của người nữ trong thời chiến chinh  đã phải gánh như định mệnh:
 xư­a tôi có người yêu phi-công
Cho tòi tình nồng
Một sớm mai hồng
Người bay đi mất

 Xưa tôi có người yêu đi biển
Một chiều đ­ưa tiễn
Trên bến sông buồn
Rồi người đi luôn

Xưa tôi có người yêu biệt kích
Đêm mưa rả rích
Chiến-trận lan tràn
Rồi người mất tích

 Xưa tôi có người yêu ngoài Huế
Xưa tôi có người yêu Sài Gòn
Mậ­u Thân thảm sát
Nên người chẳng còn

 Xưa tôi có người yêu Thừa Thiên
Xưa tôi có người yêu Nha Trang
Xuống đường nhiều bận
Giờ thì lang thang

Xưa tôi có người yêu Hà Nội
Xưa tôi có người yêu Sơn Tây
Đạn xé bom cày
Người không toàn thây

Xư­a tôi có ngư­ời yêu tập-kết
Bỏ nhà mất tăm
Gần hai mươi năm
Bây giờ sống chết ?

ưa tôi có người  yêu di cư­
Xưa tôi có nguời yêu hồi-chánh
Tay cụt chân què
Chiến tranh thần thánh

Giờ tôi có người yêu là ai  ?
Mai tôi có người yêu là ai ?
Tôi chẳng là tôi
làm gì có ngày mai ?

Tôi chẳng yêu tôi
làm gì có yêu ai !
Một nụ hoa nhài
Trên mồ tương lai !

Saìgon 1971
(Hoàng Hương Trang – Một nụ hoa nhài ) (3)
Nỗi đau ấy làm sao mà dứt được, hở. Vết thương ấy làm sao mà được vá lành hở. Như cảnh một đám vợ lính đòi trả lại  chồng họ. Làm sao mà không thể viết lại. Làm sao mà không ghi lại. Dù mỗi lần đọc lại là mỗi lần tim tôi phải nhói:
…..
 Mới đến cửa văn phòng, ba bốn người đàn bà đã chạy tới ôm chân tôi, khóc lóc thảm thê: “Thiếu úy ơi…”  Tôi nghe chừng cả một khối âm thanh cào xé, khóc lóc, than van… Tôi đứng ngẩn người. “Thiếu úy ơi, Thiếu úy ơi, chồng em ảnh bỏ em đi…”  Tôi hoảng hốt. Mấy cánh tay có dịp vồ chụp lấy tôi như muốn bắt đền. Tôi la lớn: “Tôi biết mấy chị đau khổ lắm! Nhưng đánh nhau thì thế nào cũng có kẻ ở người đi.”
Tiếng khóc bấy giờ vụt bùng lên, dữ dội hơn:  “Chồng tôi chết rồi, bỏ một vợ bốn con và một mẹ già. Người ta bỏ chồng tôi nằm đó… Người ta về cúng gà cúng vịt ăn mừng…”  Tôi la to: “Mấy anh ấy chết vì tổ quốc, chánh phủ nhớ ơn, dân tộc nhớ ơn…”  Tôi vừa la, vừa chạy vào phòng riêng đóng cửa lại. Tôi ngồi trên ghế, thở hổn hển. Cái bàn đó, của anh Chấn. Cái rương đó, của thằng Bé. “Bé ơi, vợ mày lên thăm đó! Tao rầu thúi ruột nè.” Tôi lại ra mở cửa, ngoắc một thằng lính lại, nói nhỏ: “Mày ra kêu vợ thằng Bé vào đây.” Một lát, người đàn bà bồng đứa con bụ bẫm vào. Tôi bình tĩnh nói: “Chị Bé à, tôi nhân danh là sĩ quan còn sống sót, cũng bị thương trong trận vừa rồi, xin chia buồn cùng chị.  Bé can đảm lắm.  Anh giết mấy thằng rồi mới chết.  Đây là cái rương của anh, chị có thể đem về…”
Lập tức, chị ta bỏ đứa con xuống đất, chạy ào đến rương khóc ngất. Chị đập đầu vào rương vừa kêu:  “Anh Bé ơi, anh Bé ơi…”  Thằng con thấy mẹ nó khóc, cũng khóc thét lên.  Ở bên ngoài, mấy người đàn bà còn lại, bắt đầu chạy vào phòng. Tôi hốt hoảng mở cửa sau chạy ra ngoài…
Trần Hoài Thư – Những người ở lại (4)
Cuối cùng,  rồi cuộc đau nào cũng đã lắng,  tiếng khóc nào cũng nguôi ngoi. Để rồi nó được thế vào bằng những giọt lệ thầm trước di ảnh người đã khuất:.
blank
 
Mẹ đốt nhang và khấn thật nhỏ
Gọi tên Ba tên anh và bé thật buồn
….

Mẹ quì xuống và đêm thật cao
Ba không về anh không về và bé không buồn lại
Mẹ dâng cơm và khấn thật nhỏ
Mẹ đốt nhang và khấn thật buồn
Ba trên bàn cùng anh và bé
Vẫn thản nhiên như người chết không hồn.

1969
(Hùynh Hữu Võ : – Ngày giỗ ở Việt Nam)
Trên đây chúng tôi chỉ trích những đọan liên quan đến tiếng khóc của người phụ nữ trong thời chinh chiến để chứng tỏ về tính chất nhân bản của giòng văn chương miền Nam trong thời chiến tranh.
Về phương diện vật lý, tiếng khóc, làm rung bần bật đôi vai mềm, làm môi vị mặn, làm đôi mắt sưng vù. Nhưng về phương diện tinh thần,  những giọt nước mắt chính là những giọt nước cứu rổi. Con tim bị đau, bị cứa, đôi bàn tay không còn ôm lấy một  người mình yêu,  da thịt kia cũng không còn được gần gũi lại mùi hương , thì tiếng khóc phải bật ra, phải ào tuôn, phải làm đá phải mòn, phải khóc để mà chia sẻ. Đó là phương thuốc cứu rổi mầu nhiệm.
Và đó có lẽ là lý do thi ca thời chiến miền Nam lai láng những tiếng khóc….
Có phải vậy không ?
Trần Hoài Thư
Theo Blog Trần Hoài Thư
10/2013
________
(1) Văn 129 ngày 1-5-1969, số chủ đề Y Uyên.
(2) Thơ miền Nam trong thời chiến, Thư Ấn Quán xuất bản 2008
(3) Hoàng Hương Trang, Túy Ca . Thư Ấn quán tái bản 2010
(4) Trần Hoài Thư -Truyện từ Bách Khoa, Thư Ấn Quán xb 2011)
http://hung-viet.org/blog1/2014/02/18/tieng-khoc-tinh-nhan-ban-trong-van-chuong-mien-nam-thoi-chien/
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 522)
Nhớ bến bãi ồn ào í ới ngày xưa. Và cũng có người tuổi đời chồng chất, nhớ cảnh xuống xe qua cầu xe lửa Bến Lức, Tân An thuở xa lắc xa lơ
26 Tháng Sáu 2024(Xem: 770)
Người con kiêu hùng của quê hương cuối cùng đã về với đất Mẹ. Về để nghe tiếng gió lộng giữa đèo cao hay bềnh bồng trong tiếng sóng biển vỗ bờ
11 Tháng Sáu 2024(Xem: 760)
cuộc đời vốn vô thường nên làm được gì cứ làm hôm nay đừng nên để ngày mai khi ông nhận ra được điều đó thì đã quá muộn màng
23 Tháng Năm 2024(Xem: 784)
Cho dù cả thiên hà này sụp xuống thì trong suốt cuộc đời này bố, mẹ sẽ luôn ở bên cạnh các con.
20 Tháng Tư 2024(Xem: 549)
Hai tuần sau tôi lấy tro cốt Bố. Khi cô nhân viên nhà xác đưa hộp tro cốt ở dưới có ghi tên bố tôi, chỉ đến lúc bấy giờ, nước mắt tôi tự dưng tuôn ra đầm đìa – vô thức!
25 Tháng Ba 2024(Xem: 1379)
để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!
07 Tháng Ba 2024(Xem: 1543)
Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1657)
Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểu
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1272)
"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1237)
Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắm
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1249)
Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữa
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1276)
Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1314)
nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 1200)
Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranh
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1543)
người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …
04 Tháng Mười 2023(Xem: 2178)
Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.
18 Tháng Chín 2023(Xem: 2151)
đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack Obama
28 Tháng Tám 2023(Xem: 2418)
Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.
27 Tháng Tám 2023(Xem: 1863)
Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưa
18 Tháng Tám 2023(Xem: 2038)
Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào
05 Tháng Tám 2023(Xem: 2171)
Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 2346)
Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vị
21 Tháng Ba 2023(Xem: 2655)
Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2958)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3551)
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3196)
Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
31 Tháng Mười 2022(Xem: 3054)
Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 4857)
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 4842)
câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 4549)
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 4847)
Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
08 Tháng Tư 2022(Xem: 4423)
Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?
02 Tháng Tư 2022(Xem: 4640)
Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
15 Tháng Hai 2022(Xem: 4719)
Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.
11 Tháng Hai 2022(Xem: 5395)
Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!
06 Tháng Hai 2022(Xem: 5914)
nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 4641)
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 5762)
Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 5525)
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông Núi
22 Tháng Tám 2021(Xem: 5860)
Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?
24 Tháng Bảy 2021(Xem: 6423)
Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêng
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6972)
cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5460)
Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5921)
tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
09 Tháng Sáu 2021(Xem: 6349)
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 8079)
Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham Mưu
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7140)
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
22 Tháng Ba 2021(Xem: 7127)
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
23 Tháng Hai 2021(Xem: 6494)
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh