Nhật ký trên tiền đồn Do Thái
Saturday, 18 October 2014 10:49
Là một cựu Đại Úy quân lực Hoa Kỳ, James Thạch tình nguyện tham gia quân đội sau khi tốt nghiệp luật sư và đã bị thương trên chiến trường Iraq. Xuất ngũ vì thương tật, Đại Úy James Thạch vẫn tiếp tục nhiều hoạt động thiện nguyện gắn liền với quân đội. Từ tiền đồn trên đất Do Thái trong một sứ vụ đặc biệt hồi tháng trước, James Thạch đã gởi cho chuyên mục dăm cảm nghĩ của mình về cuộc chiến chống Hamas và khủng bố của Do Thái hiện nay qua những liên tưởng đến cuộc chiến Việt Nam. Bài viết được chuyên mục đặt tựa và chuyển dịch, mời các bạn cùng theo dõi.
Đinh Yên Thảo chuyển dịch
Đến với khu vực giao tranh trên vùng Đất Thánh tại Tel Aviv giữa lúc khủng bố Hamas còn đang tấn công Do Thái, có vẻ như là điều chẳng nên làm với một người mang nhiều thương tật từ cuộc chiến Iraq như tôi. Nhưng dù là một người lính không còn thực sự cầm súng chiến đấu nữa, thì trong huyết quản và tâm hồn tôi cũng muốn giúp đỡ, hướng dẫn và cố vấn cho những đồng ngũ Do Thái và các thương binh của họ điều gì đó. Tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ có tên gọi "Heroes to Heroes" phối hợp với chính phủ cùng các tổ chức cựu chiến binh Do Thái đã lo mọi chuyện cho sứ mạng này, chọn mời một số thương binh Hoa Kỳ làm những sứ giả sang chia sẻ kinh nghiệm với binh lính Do Thái.
Tôi tình nguyện tham gia những chuyến đi quân sự tạm thời trong năm 2013, sang Afghanistan giúp anh chị em đồng ngũ Hoa Kỳ, cố vấn về sức mạnh tinh thần và nhận thức về vấn đề tự tử, là sự cần thiết để vượt qua những thực tế khắc nghiệt của chiến tranh mà tôi đã có kinh nghiệm trong 25 tháng đồn trú ở Iraq. Bây giờ sứ mệnh của tôi tại Do Thái cũng vậy, nhất là từng tốt nghiệp Sử Học từ trường Đại Học Công Giáo Saint John và tốt nghiệp trường Luật Touro được sáng lập bởi người Do Thái, cũng cho tôi một nền tảng để hiểu được ý nghĩa lịch sử của vùng Đất Thánh dưới sự bảo vệ của Do Thái ra sao. Hiểu biết lịch sử cũng cho phép tôi hiểu tường tận hơn việc Do Thái đã cho phép hàng trăm người Việt Nam được nhập cư hợp pháp như những người tị nạn chính trị sau khi trốn chạy sự đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Những người gốc Việt được đón nhận vào đất nước mới và con cái của họ được sinh ra là những công dân Do Thái, cũng đi quân dịch, gia nhập Lực lượng Phòng Vệ Do Thái (IDF) ở độ tuổi 18-19 với thời gian hiện dịch cho nam giới là 30 tháng và nữ giới là 18 tháng.
Dù biết rằng sự hiện diện của tôi ở Do Thái nhằm giúp đỡ những binh lính Do Thái đang chiến đấu chống khủng bố, tôi cũng muốn nói với những người lính Do Thái gốc Việt rằng, chúng ta cùng luân lưu một dòng máu Việt Nam và cho dù đã trải qua một cuộc chiến thất bại thì vẫn còn những cuộc chiến khác tiếp tục sử dụng các cuộc tấn công khủng bố để đàn áp sự tự do mà hiển nhiên chúng ta phải được thừa hưởng hoàn toàn, như nhân quyền, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Là công dân một quốc gia, chúng ta sẽ luôn bảo vệ nó và đặt Tổ Quốc, Trách Nhiệm và Danh Dự lên trên.
Suốt cuộc hành trình của tôi tại Do Thái, tôi được hộ tống đến các căn cứ quân sự khác nhau để thị sát các Lực lượng Phòng vệ Do Thái đang ở ngay tiền đồn đầy nguy hiểm tính mạng trong việc bảo vệ đất nước mình. Từ Cao Nguyên Golan, tâm trí tôi chẳng màng đến sự nguy hiểm này, bởi vì tôi rất quen với nó. Nhìn với chỉ một con mắt còn lại từ cao nguyên Golan, qua thuyết trình từ những sĩ quan IDF, tôi cũng có thể thấy xuống vùng đất Syria có đến vài thị trấn khác nhau, chỉ cách nhau một vài cây số lại được kiểm soát bởi các nhóm khác nhau: Lực lượng của Tổng Thống Assad (Quân đội Syria), Mặt Trận Al-Nusra - một nhánh của Al-Qaeda, Quân Đội Người Syria Tự Do (Quân đội đối lập với chế độ Syria) và Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (nhóm ISIS). Tôi biết sự hiện diện của tôi cũng ít nhiều có ích cho tinh thần binh sĩ, qua những cuộc nói chuyện và chia sẻ với họ về cuộc tranh đấu tự thân riêng mình khi bị thương tích gây ra bởi những kẻ khủng bố và quyết tâm không bỏ cuộc, bởi vì quốc gia và gia đình trông cậy vào mình, cũng như nhiệm vụ người lính là để bảo vệ sự sống còn cho họ.
Chúng tôi tiếp tục được hộ tống quân sự cùng một Đại Tá của lực lượng IDF tên là Daniel, đến vài căn cứ quân sự khác, những đài tưởng niệm quân đội và vài bệnh viện để thăm các thương binh mới bị thương, cùng những cựu tù nhân chiến tranh Do Thái hay các cựu chiến binh bị thương từ các cuộc chiến tranh trong quá khứ, để chia sẻ và an ủi nhau qua những sự đồng cảm tinh thần và suy niệm theo nhóm. Tôi cũng được đưa đến Đài Tưởng Niệm 911 được xây để tưởng niệm những nạn nhân bị sát hại tại Hoa Kỳ trong vụ khủng bố năm 2001. Tên của tất cả nạn nhân được ghi hết lên đài tưởng niệm. Tôi đã tìm thấy tên Phạm Tú-Anh-42 tuổi, người đã làm việc cho Fred Alger Management và chết tại Trung tâm Thương mại Thế giới, tên của Nguyễn Ngọc Khang-41 tuổi, là một kỹ sư dân sự cho Hải quân đã bị chết tại Ngũ Giác Đài. Tôi thắp vài nén nhang cho cả hai để tưởng niệm họ và bày tỏ lòng kính trọng như người cùng huyết thống Việt Nam.
Kết luận của tôi qua những gì ghi nhận được từ chuyến đi này là, như miền Nam Việt Nam đã từng phải cực kỳ nguy hiểm để bảo vệ mình trong khi các phương tiện truyền thông được sử dụng để chống lại nó, thì Do Thái cũng đang đối mặt với cùng một mối đe dọa như vậy và đường biên giới hoàn toàn bình yên chỉ là đại dương dọc theo bờ biển của họ. Như chúng ta biết thì thái độ chính trị của Hoa Kỳ thay đổi và họ đã không giữ lời hứa của mình để giúp yểm trợ miền Nam Việt Nam trong viện trợ kinh tế và quân sự khi xưa, thì mối nguy này cũng y vậy cho Do Thái khi nhân khẩu đang thay đổi ở Mỹ và trong tương lai, các chính trị gia có thể bị áp lực lần nữa để thay đổi thái độ của họ.
Điều này sẽ không làm nhụt chí các Lực lượng Phòng Vệ Do Thái, cũng như nó đã từng không làm nhụt chí nhiều đơn vị quân lực miền Nam Việt Nam còn anh dũng chiến đấu cho đến khi họ nhận lệnh đầu hàng của Tổng Thống miền Nam Việt Nam như được ghi lại trong sách vở. Có người từ chối đầu hàng và tiếp tục chiến đấu để rồi chịu đựng tù tội mà hệ lụy dẫn đến việc hàng ngàn người đã chết trong trại tù cải tạo, thì cũng có những người đã chọn tuẫn tiết để không phải sống dưới sự áp bức của chế độ cộng sản Hà Nội. Cuối cùng thì rất khó để nhận ra rằng lịch sử đang có nguy cơ lặp lại chính nó, rằng nền dân chủ duy nhất ở Trung Đông có còn cơ hội tồn tại hay không. Tôi hy vọng Do Thái sẽ không bị cùng số phận tương tự như miền Nam Việt Nam, từng bị những đồng minh của mình không hành động cho lợi ích tốt nhất của tình nhân loại, mà quan tâm duy nhất của họ là tham vọng chính trị và mục tiêu ích kỷ. Những người Mỹ gốc Việt chúng ta đã biết quá rõ từ lịch sử của mình, phải nhanh chóng bày tỏ lập trường để đánh động lương tri người Mỹ nhằm bảo đảm rằng các chính trị gia đương thời không phản bội lại những anh chị em Do Thái có cùng những giá trị như chúng ta và cả những công dân Do Thái đang luân lưu cùng dòng máu Việt Nam chúng ta.
Chuyen-muc-tre/Kien-thuc-tre/nht-ky-tren-tin-n-do-thai.html
Trên tiền đồn cao nguyên Golan
Đinh Yên Thảo chuyển dịch
Đến với khu vực giao tranh trên vùng Đất Thánh tại Tel Aviv giữa lúc khủng bố Hamas còn đang tấn công Do Thái, có vẻ như là điều chẳng nên làm với một người mang nhiều thương tật từ cuộc chiến Iraq như tôi. Nhưng dù là một người lính không còn thực sự cầm súng chiến đấu nữa, thì trong huyết quản và tâm hồn tôi cũng muốn giúp đỡ, hướng dẫn và cố vấn cho những đồng ngũ Do Thái và các thương binh của họ điều gì đó. Tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ có tên gọi "Heroes to Heroes" phối hợp với chính phủ cùng các tổ chức cựu chiến binh Do Thái đã lo mọi chuyện cho sứ mạng này, chọn mời một số thương binh Hoa Kỳ làm những sứ giả sang chia sẻ kinh nghiệm với binh lính Do Thái.
Đại Úy James Thạch (trái) và Thống Đốc tiểu bang Arkansas tại Do Thái
Tôi tình nguyện tham gia những chuyến đi quân sự tạm thời trong năm 2013, sang Afghanistan giúp anh chị em đồng ngũ Hoa Kỳ, cố vấn về sức mạnh tinh thần và nhận thức về vấn đề tự tử, là sự cần thiết để vượt qua những thực tế khắc nghiệt của chiến tranh mà tôi đã có kinh nghiệm trong 25 tháng đồn trú ở Iraq. Bây giờ sứ mệnh của tôi tại Do Thái cũng vậy, nhất là từng tốt nghiệp Sử Học từ trường Đại Học Công Giáo Saint John và tốt nghiệp trường Luật Touro được sáng lập bởi người Do Thái, cũng cho tôi một nền tảng để hiểu được ý nghĩa lịch sử của vùng Đất Thánh dưới sự bảo vệ của Do Thái ra sao. Hiểu biết lịch sử cũng cho phép tôi hiểu tường tận hơn việc Do Thái đã cho phép hàng trăm người Việt Nam được nhập cư hợp pháp như những người tị nạn chính trị sau khi trốn chạy sự đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Những người gốc Việt được đón nhận vào đất nước mới và con cái của họ được sinh ra là những công dân Do Thái, cũng đi quân dịch, gia nhập Lực lượng Phòng Vệ Do Thái (IDF) ở độ tuổi 18-19 với thời gian hiện dịch cho nam giới là 30 tháng và nữ giới là 18 tháng.
James Thạch tại Đài Tưởng niệm 911
Dù biết rằng sự hiện diện của tôi ở Do Thái nhằm giúp đỡ những binh lính Do Thái đang chiến đấu chống khủng bố, tôi cũng muốn nói với những người lính Do Thái gốc Việt rằng, chúng ta cùng luân lưu một dòng máu Việt Nam và cho dù đã trải qua một cuộc chiến thất bại thì vẫn còn những cuộc chiến khác tiếp tục sử dụng các cuộc tấn công khủng bố để đàn áp sự tự do mà hiển nhiên chúng ta phải được thừa hưởng hoàn toàn, như nhân quyền, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Là công dân một quốc gia, chúng ta sẽ luôn bảo vệ nó và đặt Tổ Quốc, Trách Nhiệm và Danh Dự lên trên.
Suốt cuộc hành trình của tôi tại Do Thái, tôi được hộ tống đến các căn cứ quân sự khác nhau để thị sát các Lực lượng Phòng vệ Do Thái đang ở ngay tiền đồn đầy nguy hiểm tính mạng trong việc bảo vệ đất nước mình. Từ Cao Nguyên Golan, tâm trí tôi chẳng màng đến sự nguy hiểm này, bởi vì tôi rất quen với nó. Nhìn với chỉ một con mắt còn lại từ cao nguyên Golan, qua thuyết trình từ những sĩ quan IDF, tôi cũng có thể thấy xuống vùng đất Syria có đến vài thị trấn khác nhau, chỉ cách nhau một vài cây số lại được kiểm soát bởi các nhóm khác nhau: Lực lượng của Tổng Thống Assad (Quân đội Syria), Mặt Trận Al-Nusra - một nhánh của Al-Qaeda, Quân Đội Người Syria Tự Do (Quân đội đối lập với chế độ Syria) và Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (nhóm ISIS). Tôi biết sự hiện diện của tôi cũng ít nhiều có ích cho tinh thần binh sĩ, qua những cuộc nói chuyện và chia sẻ với họ về cuộc tranh đấu tự thân riêng mình khi bị thương tích gây ra bởi những kẻ khủng bố và quyết tâm không bỏ cuộc, bởi vì quốc gia và gia đình trông cậy vào mình, cũng như nhiệm vụ người lính là để bảo vệ sự sống còn cho họ.
James Thạch (giữa) cùng hai quân nhân Lực Lượng Phòng Vệ Do Thái
Chúng tôi tiếp tục được hộ tống quân sự cùng một Đại Tá của lực lượng IDF tên là Daniel, đến vài căn cứ quân sự khác, những đài tưởng niệm quân đội và vài bệnh viện để thăm các thương binh mới bị thương, cùng những cựu tù nhân chiến tranh Do Thái hay các cựu chiến binh bị thương từ các cuộc chiến tranh trong quá khứ, để chia sẻ và an ủi nhau qua những sự đồng cảm tinh thần và suy niệm theo nhóm. Tôi cũng được đưa đến Đài Tưởng Niệm 911 được xây để tưởng niệm những nạn nhân bị sát hại tại Hoa Kỳ trong vụ khủng bố năm 2001. Tên của tất cả nạn nhân được ghi hết lên đài tưởng niệm. Tôi đã tìm thấy tên Phạm Tú-Anh-42 tuổi, người đã làm việc cho Fred Alger Management và chết tại Trung tâm Thương mại Thế giới, tên của Nguyễn Ngọc Khang-41 tuổi, là một kỹ sư dân sự cho Hải quân đã bị chết tại Ngũ Giác Đài. Tôi thắp vài nén nhang cho cả hai để tưởng niệm họ và bày tỏ lòng kính trọng như người cùng huyết thống Việt Nam.
Kết luận của tôi qua những gì ghi nhận được từ chuyến đi này là, như miền Nam Việt Nam đã từng phải cực kỳ nguy hiểm để bảo vệ mình trong khi các phương tiện truyền thông được sử dụng để chống lại nó, thì Do Thái cũng đang đối mặt với cùng một mối đe dọa như vậy và đường biên giới hoàn toàn bình yên chỉ là đại dương dọc theo bờ biển của họ. Như chúng ta biết thì thái độ chính trị của Hoa Kỳ thay đổi và họ đã không giữ lời hứa của mình để giúp yểm trợ miền Nam Việt Nam trong viện trợ kinh tế và quân sự khi xưa, thì mối nguy này cũng y vậy cho Do Thái khi nhân khẩu đang thay đổi ở Mỹ và trong tương lai, các chính trị gia có thể bị áp lực lần nữa để thay đổi thái độ của họ.
Điều này sẽ không làm nhụt chí các Lực lượng Phòng Vệ Do Thái, cũng như nó đã từng không làm nhụt chí nhiều đơn vị quân lực miền Nam Việt Nam còn anh dũng chiến đấu cho đến khi họ nhận lệnh đầu hàng của Tổng Thống miền Nam Việt Nam như được ghi lại trong sách vở. Có người từ chối đầu hàng và tiếp tục chiến đấu để rồi chịu đựng tù tội mà hệ lụy dẫn đến việc hàng ngàn người đã chết trong trại tù cải tạo, thì cũng có những người đã chọn tuẫn tiết để không phải sống dưới sự áp bức của chế độ cộng sản Hà Nội. Cuối cùng thì rất khó để nhận ra rằng lịch sử đang có nguy cơ lặp lại chính nó, rằng nền dân chủ duy nhất ở Trung Đông có còn cơ hội tồn tại hay không. Tôi hy vọng Do Thái sẽ không bị cùng số phận tương tự như miền Nam Việt Nam, từng bị những đồng minh của mình không hành động cho lợi ích tốt nhất của tình nhân loại, mà quan tâm duy nhất của họ là tham vọng chính trị và mục tiêu ích kỷ. Những người Mỹ gốc Việt chúng ta đã biết quá rõ từ lịch sử của mình, phải nhanh chóng bày tỏ lập trường để đánh động lương tri người Mỹ nhằm bảo đảm rằng các chính trị gia đương thời không phản bội lại những anh chị em Do Thái có cùng những giá trị như chúng ta và cả những công dân Do Thái đang luân lưu cùng dòng máu Việt Nam chúng ta.
James Thạch (trái) tại Đài Tưởng Niệm Quân Đội
JT - ĐYT chuyển dịch
Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Mười Hai 20146:55 SA
Nguyen VN
Khách
Ngay xua doc Exodus thay cam phuc vo cung nguoi Do Thai nhung bay gio sang ti nan au chau va song gan nguoi Do Thai bà con voi ong noi Kissinger va nghe nhung nguoi ban cong giao VN di hanh huong o Jérusalem ve ke lai nhung gi ho thay thi su cam phuc do khong con nua. Ho doi xu ac voi nguoi xu Palestine nhu DQX da doi xu ac voi ho. Nguoi Do Thai thay vay chu ho khong phai vay dau.