TƯỞNG NHỚ THẦY NGUYỄN XUÂN HOÀNG - NGUYỄN THỊ THÊM
17 Tháng Chín 20148:16 CH(Xem: 7222)
TƯỞNG NHỚ THẦY NGUYỄN XUÂN HOÀNG
"Thầy đã ra đi ,đã về với cát bụi."
Không hiểu sao trong đầu tôi cứ nghĩ hoài về câu trên kể từ khi nghe Hội Ái Hữu Biên Hòa báo tin thầy đã ra đi.
Thầy bệnh cũng lâu, đã vào ra viện nhiều lần. Trên diễn đàn, những nhà văn lớn, những người bạn tên tuổi của Thầy đã viết rất nhiều bài về Thầy, về một một vì sao văn chương sắp sửa ra đi. Về một người tên tuổi và đạo đức sắp rời xa nhân thế. Những bài viết thật hay, thật cảm động và có giá trị
Tôi chỉ là một ngòi bút học trò còn vướng nhiều lỗi lớn, lỗi nhỏ. Viết ra chỉ để làm trò cười, nhưng sao trong tôi cứ muốn viết . Viết về Thầy để cám ơn, viết một lời tiển biệt ông Thầy đáng kính.
"Thầy Nguyễn Xuân Hoàng đã ra đi."
Tôi nói với con với gia đình tôi như vậy, và thật bùi ngùi lặng yên để buồn một mình,
.Thật ra tôi chưa một lần được thăm Thầy hay gặp thầy dù Thầy cũng ở Cali như tôi.
Ngày họp mặt Ngô Quyền tôi cũng không nằm trong ban chấp hành để đến thăm Thầy. Tôi chỉ chờ các bạn về để hỏi thăm và rất vui khi nghe các bạn kể là thầy rất minh mẫn và tỉnh táo. Nhất là thầy có một nhân sinh quan rất tốt để đối diện với bệnh tật.
Thế mà bây giờ Thầy đã ra đi. Thầy trở về với khoảng không yên bình bao la, không vẫn đục bởi bụi trần và rác rưởi thối tha của trò đời gian trá.
Nhìn hình Thầy với dáng vẽ bụi đời lãng tử, bất cần, tôi thấy thầy thật như là một nghệ sĩ. Người nghệ sĩ đã dùng phím nhạc rung lên những tơ lòng. Thầy dùng ngòi bút để viết bao nhiêu chuyện hay, những nhận định, những ý tưởng thật nhẹ nhàng mà cao siêu biết mấy.
Thầy là một nhà giáo, một nhà mô phạm. Thầy đã để lại bao nhiêu là hồi ức cho biết bao thế hệ học trò Ngô Quyền và Petrus Ký
Thầy là một nhà báo chuyên nghiệp. Mà nhà báo phải có một nhận định tinh tế, sâu sắc để ngòi bút trung thực gửi đến độc giả những tin tức tài liệu giá trị.
Thầy là một nhà văn nên tâm hồn thầy khoáng đạt lẫn sâu sắc để diễn tả những điều mình thấy, mình nghĩ và mình muốn tỏ bày. Nên văn chương Thầy luôn làm say mê đọc giả.
Thầy trong xã hội hay trong gia đình luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt khiến ai tiếp xúc một lần cũng giữ lại một ấn tượng không thể quên.
Cám ơn Thầy đã một lần về Ngô Quyền dạy, để trên bảng đen ngôi trường xưa yêu dấu của tôi có những bụi phấn của Thầy. Những bụi phấn trên bục giảng đã bay đi muôn hướng. Và chúng tôi hảnh diện đã có một giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng trong danh sách những người thầy.
Thầy là một vì sao sáng trên vòm trời văn nghệ. Thầy ra đi là một mất mát lớn cho văn đàn hải ngoại.
Thương tiếc Thầy là lẽ dĩ nhiên, nhưng ở một góc nhìn nào đó tôi cũng cầu nguyện thầy ra đi thanh thản. Để thân thể Thầy không chịu đựng những đau đớn do cơn bệnh dày vò.
Bây giờ Thầy không còn nữa, Thầy đã bình yên tự tại về một nơi có nhiều bạn hữu đợi chờ. Nơi đó chắc hẳn thầy sẽ mở lại trang sách còn trinh nguyên và bắt đầu viết. Câu chuyện, bài viết chắc hẳn sẽ thật hay và thật nhẹ nhàng.
Thành thật chia buồn cùng Cô và tang quyến. Xin đốt một nén hương tiển biệt thầy. Đường quá xa, điều kiện không cho phép để tôi có thể cùng các bạn đến tận nơi nhìn mặt thầy một lần cuối.
Nguyện Thầy sẽ được thật an bình, vui vẽ trong cõi vĩnh hằng.
Nguyện hương linh Thầy được phiêu diêu về nơi thanh tịnh.
Nguyễn thị Thêm.
Và đây là một clip video nhỏ để tưởng nhớ đến Thầy.
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.