Bắc Kỳ và Nam Kỳ
không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó đã phủ chụp lên từng miền, từng vùng đã ảnh hưởng cùng cực đến họ, tạo ra những điều khó tả (tôi gạch dưới – NTS) như vậy.”
Nhân đọc Di Chúc Bắc Kỳ Tự Do của Tuấn Khanh
Nhân đọc Di Chúc Bắc Kỳ Tự Do của Tuấn Khanh
Nguyễn Trần Sâm
Cách đây vài hôm, khi đọc trên Quê Choa bài “Di chúc Bắc Kỳ tự do” của nhạc sỹ Tuấn Khanh, tôi đã xúcđộng đến trào nước mắt. Xúc động vì tình đồng tộc, nghĩa đồng bào sâu nặng nhưtình ruột thịt trào ra qua những dòng gan ruột của anh.
Với riêng tôi, một người “Bắc Kỳ” theo nghĩa rộng, tức là người miền Bắc, sự xúc động còn có một lý do khác mà tôi sẽ nói sau.
Trong phần đầu của bài viết, Tuấn Khanh nói sơ qua cảm nhận về người “Bắc Kỳ” khi anh còn nhỏ. Một thứ cảm nhận hình thành vừa do những gì được thấy, vừa bị ảnh hưởng bởi cả trào lưu vàđịnh kiến. Anh viết:
“Bắc Kỳ” trong ký ức từng là một tâm cảm bịám thị, thiếu thiện cảm hơn cả khi so sánh với “Ba Tàu”.
Và ở đoạn sau:
“Phải mất đến hơn nửa đời người, tôi mới nhận ra rằng không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó đã phủ chụp lên từng miền, từng vùng đã ảnh hưởng cùng cực đến họ, tạo ra những điều khó tả (tôi gạch dưới – NTS) như vậy.”
“Những điều khó tả” mà Tuấn Khanh nói ở đây, nói thẳng ra, đó là những tính xấu của dân Bắc. Đành rằng ở đâu cũng có người tốt và người xấu – thậm chí nếu có “cõi trời” thì có lẽ trên đó cũng vậy thôi – nhưng tôi, xin nhắc lại, một người dân Bắc, vẫn phải thừa nhận rằng trong cuộc sống dân Bắc có nhiều cái xấu hơn, trong đó có những cái xấu đặc trưng, hình thành do sống nhiều năm trong một“bầu không khí” luôn khuyến khích những cái nhỏ nhen, bon chen, giả dối.
Rất may là những người như Tuấn Khanh vẫn nhận ra rằng những cái xấu đó không phải nằm trong bản chất con người, mà chủ yếu do “có mộtcuộc sống không được chọn lựa nào đó đã phủ chụp lên từng miền, từng vùng đã ảnh hưởng cùng cực đến họ, tạo ra những điều khó tả như vậy.”
Cái “cuộc sống không được chọn lựa nào đó” này là gì? Đó là lối sống bị áp đặt cách thô bạo. Áp đặt thứ kinh tế tập thể, trong đó những người làm việc năng nổ và xuất sắc không được hưởng nhiều hơn kẻ lười biếng. Thậm chí, người lao động giỏi nếu không biết khom lưng thì có thể bị mất hết, trong khi kẻ lười nhác nhưng chịu khó lấy lòng cấp trên có thể được nhận nhiều thứ.Cái thứ kinh tế tập thể đó đã đi đến cái kết cục tất yếu là suy thoái trầm trọng, đẩy con người đến chỗ càng phải bon chen, thu vén bằng mọi cách mà gần như không còn cảm giác xấu hổ. Áp đặt lối suy nghĩ và nói năng theo mẫu của cấp trên. Áp đặt những cuộc “sinh hoạt tư tưởng” đe dọa biến tất cả những ai có suy nghĩ độc lập, tự do thành “kẻ thù giai cấp”. Áp đặt một thứ “tình cảm cách mạng”, đẩy tình ruột thịt, tình bạn hữu xuống vị trí thứ yếu…
“Tôi nhận ra điều đó, ở một ngày khi thấy chung quanh mình có rất nhiều bạn, kể cả thầy cô, là những người Bắc mà tôi tin cậy.” Tuấn Khanh viết tiếp. Tình ruột thịt mạnh hơn hết thảy trong con người anh đã giúp anh nhận ra nguyên nhân của “những điều khó tả” trong những người đồng bào Bắc Kỳ. Và khi nhận ra điềuđó, anh càng thấy thương những người bà con miền Bắc hơn. Trong lòng anh thực sự không còn chút ngăn cách nam-bắc nào.
Không những thế, Tuấn Khanh còn khẳng định vai trò của“Bắc Kỳ” trong đời sống xã hội:
“… văn chương Bắc Kỳ, âm nhạc Bắc Kỳ, báo chí Bắc Kỳ… đã góp tay dựng lên một nền văn hóa của cả đệ nhất và đệ nhị cộng hòa của miền Nam.”
Hơn thế nữa, anh đã chỉ ra rằng cuộc di cư năm 1954 của dòng người từ Bắc vào Nam đã mang đến cho cả dân tộc một “bản di chúc vĩ đại”, “bản di chúc về tự do”.
Tình cảm của những người “Nam Kỳ” như Tuấn Khanh thực sự làm ấm lòng những người con miền Bắc, trong đó có tôi.
*
Thời còn trẻ, khi học đại học, vì sống ở Bắc Kỳ nên bạn bè tôi chủ yếu là Bắc Kỳ. Nhưng những người bạn thân nhất của tôi lại là người Nam Kỳ. Đó là con em những cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Mặc dù các vịcán bộ tập kết này ra Bắc theo tiếng gọi của “cách mạng”, nhưng nhiều vị đã truyền lại được cho con cái họ lối sống và suy nghĩ chân thực, không bị nhuốm màu “chủ nghĩa”, không bày đặt kiểu cách rườm rà. Trong khi những đứa bạn Bắc Kỳ, nhất là kinh kỳ, có “phương pháp thể hiện mình” rất bài bản, thì những đứa con cán bộ miền Nam không hề biết, hay đúng hơn là không bao giờ xài những“bài” kiểu đó. Thấy tôi cũng thẳng tuột, cũng ngố kiểu nhà quê, cánh bạn gốc Nam Kỳ rất quý tôi. Và tôi đã lọt vào được một vài nhóm toàn con em cán bộ tập kết đó. Chúng tôi chơi rất thân với nhau.
Những năm sau này, tôi có dịp tiếp xúc và làm việc với dân “Nam Kỳ chính hãng”, càng thấy họ chân thật và đơn giản hơn hẳn dân Bắc Kỳ,và trong công việc thì họ hầu như không bao giờ láu vặt, dùng những trò tiểu xảo, thú thật, trái tim tôi càng hướng về những người bạn phương Nam nhiều hơn.
Trước 1975, tôi cũng như hầu hết dân Bắc đều suy nghĩgiống như được “dạy”. Lối suy nghĩ đó cũng chi phối chúng tôi khi nhận định vềmối tương quan giữa hai miền, về “công lao giải phóng miền Nam” của dân Bắc (dưới sự lãnh đạo của TW!). Nhưng càng ngày, tôi càng hiểu ra rằng nếu không có“công cuộc giải phóng” đó thì miền Nam bây giờ chắc gần giống Đại Hàn Dân Quốc, còn miền Bắc giống như thiên đường CS Triều Tiên. Ý nghĩ đó, cộng với những thông tin cho thấy những người Bắc tràn vào Nam trong ba bốn mươi năm qua mang theo lối sống không phù hợp với dân Nam, làm “những điều khó tả”, làm tôi luôn có cảm giác như mắc lỗi với những người anh em trong đó.
*
Nhiều năm trước, thỉnh thoảng tôi thắc mắc, không hiểu sao trong gia đình người miền Nam không có “anh cả, chị cả”, mà cao nhất là“anh hai”, “chị hai”. Có người giải thích với tôi, đó là do ảnh hưởng quan niệm của một nhánh tôn giáo, trong đó coi cha mẹ thực của con người là ở chốn vô hình nào đó, còn hai người sinh ra mình chỉ là “anh sinh, chị đẻ”. Nếu vậy thì hai người này mới thực sự là anh cả, chị cả, nên trong số những đứa mà họ sinh ra làm gì có ai xứng đáng được gọi là anh cả, chị cả nữa. Tôi thấy cách giải thích này cũng có phần đáng chú ý, nhưng không thật sự thuyết phục.
Cách đây vài năm, trong một lần có mặt ở Quy Nhơn, một tối tôi ngồi trò chuyện với mấy người bạn, đủ cả ba miền. Câu chuyện cuối cùng chạm đến câu hỏi trên. Và thật bất ngờ, một cô người miền Nam trong nhóm đã nêu ra một cách giải thích mà tôi tin ngay lập tức. Đó là ngày xưa khi dân Việt mới vào trong đó lập nghiệp, nỗi nhớ quê và anh em ngoài Bắc sâu nặng đến mức người ta quy ước với nhau rằng con cái trong một gia đình không được gọi nhau là anh cả, chị cả, để hình dung ra như thể chúng có anh cả, chị cả, nhưng anh chị vẫn còn ngoài Bắc. Điều đó cũng là để nhắc nhở rằng tình đồng tộc cũng không khác gì tình anh em trong một gia đình hẹp, để nhắc nhở các thế hệ sau không được quên đi gốc tích của mình, và không được kỳ thị kẻ Bắc người Nam.
Tôi bỗng hoàn toàn tin vào cách giải thích đó. Thậm chí tin rằng nó được truyền lại qua mấy thế kỷ. Thật may là nó đã không bị thất truyền!
Và không hiểu sao, tôi thấy xúc động khác thường, mấy chục năm qua chưa từng như vậy. Lúc đó, tôi đã phải đứng dậy đi ra chỗ khuất,để giấu dòng nước mắt cứ tự động trào ra mà không cách nào ngăn được (ở tuổi ngoài 60!). Mãi hàng chục phút sau, tôi mới dám quay lại, trong sự ngạc nhiên của nhóm bạn vì sự bỏ đi bất thường của tôi.
Cách giải thích của người bạn miền Nam về “anh cả, chịcả”, và những lời tâm huyết như của Tuấn Khanh làm tôi thấy yên tâm, rằng tìnhđồng tộc, nghĩa đồng bào, bất chấp vật đổi sao dời, vẫn luôn là điều thiêng liêng có thể lay động con tim ta ở nơi sâu kín nhất. Và “Bắc Kỳ”, “Trung Kỳ” hay “Nam Kỳ” chỉ thuần túy là những khái niệm địa lý hành chính.
Suy nghĩ đó làm tôi thực sự thấy ấm lòng và hạnh phúc.
Tác giả gửi Quê Choa
Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Sáu 20196:47 SA
northside
Khách
Gửi ông sâm,đọc bài của ông sao tôi thấy ông giống một số người bắc đó là ông nhìn cũng miền của ông con người vùng miền đó tiêu cực,những gì ông nhớ ông để tâm về miền bắc toàn tiêu cực,ông biết rằng đâu cũng có tốt xấu nhưng cái xấu của miền bắc ông nhớ rất rõ nhưng cái tốt cái hay ông có biết cũng chẳng nói tới nếu có nói cũng cho có mà thôi cái xấu cái dở của miền nam ông có biết cũng chẳng nói vô tư như cách ông nói miền bắc đâu mà sẽ giữ kẽ nói giảm nói tránh đi.ông nói thói xấu người miền bắc nhiều và thói xấu đó ko phải do bản chất mà do cs.điều đó đúng nhưng sự thật dân nào cũng vậy nếu ko sống dưới sự cai trị của cs thì vẫn có thói xấu thôi sống với cs thì cái xấu nhiều hơn cái tốt.ông giống như không ít người miền nam thiếu hiểu biết khi cho rằng sau 75 người bắc tràn vào mang thói xấu đó vào trong nam ko hợp với lối sống trong nam rồi thì gây ảnh hưởng cho dân nam.đó là suy nghĩ dốt nát vô cùng.thói xấu dân nam ko thiếu ko có dân bắc vào thì miền nam vẫn là sống dưới sự cai trị đcs thì cái xấu đó càng ngày càng lớn lên nhiều thôi.hãy mở to mắt xem cộng đồng tị nạn cs ra hải ngoại sau 75 đa sô dân xuất phát từ miền nam sống ở thế giới tự do văn minh hơn 40 năm mà vẫn đủ thói xấu ngay cả chính con em của họ cũng nói về thói xấu của cồng đồng tị nạn cs hải ngoại và tôi nói cho ông biết điều này dù cho người miền bắc có nhiều thói xấu đi nhưng chính họ cũng có nhiều cái tốt cái hay vượt trội hơn dân nam kỳ bất cứ vùng nào.người miền bắc qua suy nghĩ đánh giá của người nước ngoài từ týê kỷ 19 họ đã nói chỉ dân bắc kỳ mới có nhiều ưu điểm vượt trội hơn bất cứ vùng nào chẳng hạn như tài năng sự kiên cường.tôi bảo đảm những cái hay cái tốt người miền bắc ông ko biết đâu ông đánh giá người miền nam.quá lố và ngây ngô khi cho rằng nếu ko có cá thì miềm nam sẽ như đại hàn bây giờ,xin thưa dân nam an nhàn ko có chí lớn ko được như dân hàn đâu mà so.người dân nam có chế độ dân chủ nhưng chính họ tự đạp đổ phá hoại nó ngoài cs ra thì cũng tại dân nam chứ đâu.hãy nhìn chính quyền vnch lộn xộn đấu đá chống nhau đảo chính do ai hãy nhìn dân chúng bên ngoài từ trước và sau 75 có mấy ai mặn mà với chính trị chưa kế. Ko quan tâm mà còn phá hoại.ông nêm biết cái miền bắc ông sinh ra khốn khổ vì cs hơn miền nam 20 năm thời cs thống trị khốn khổ nhất tàn bạo nhất thời cai trị miền bắc chứ ko phải thời sau 75 trước thời cs bao nhiêu khổ đau từ thế lực bên ngoài miền bắc đều đứng mũi chịu sào môt số người bắc như.ông toàn lo nói lo khen lo (áy náy.mắc lỗi)bởi những điều ko đâu trong khi miền bắc cái nơi ông sinh ra con người ở đây văn hóa tốt đẹp cội nguồn cái gốc văn hóa dân tộc bị đầy đọa khốn khổ mất mát ra sao thì ông ko thật sự để tâm.cái hay cái tốt có biết ông cũng chả nói