Sống Chết Có Nhau là Huynh Đệ Chi Binh
Lê Văn Bảy (tháng Tư-2007)
Nghe lại bài hát Huynh Đệ Chi Binh với nhịp điệu vui nhộn mà lòng mình cứ thắt lại. Bởi lời hát mang ý nghĩa cao đẹp quá:
Huynh đệ chi binh
Là mình cùng chung đời lính,
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ người deuxième cùi bắp,
Và rồi đi lên thượng cấp
Đều là huynh đệ chi binh
Lúc sướng có nhau là huynh đệ chi binh
Lúc khó có nhau là huynh đệ chi binh
Giúp đỡ lẫn nhau là huynh đệ chi binh
...
Sướng khổ có nhau là huynh đệ chi binh
Sống chết có nhau là huynh đệ chi binh
Còn lời nào đầy đủ và ý nghĩa hơn? Thuở xưa, cứ nghe và hát nghêu ngao cho vui miệng mà có biết đâu bài hát ấy là một thông điệp với ý nghĩa cao đẹp của nhạc sĩ Anh Bằng, là một nhạc sĩ nặng lòng với đất nước, muốn nói lên điều ước mơ của mọi người, nhất là những người trong quân đội. Hãy coi nhau như anh em ruột thịt để xây dựng sức mạnh chiến đấu với quân thù. Với vài lời phát biểu của nhạc sĩ Anh Bằng cũng đủ: "...không đoàn kết là chết".
Đọc lại "Mùa Hè Đỏ Lửa" của Phan Nhật Nam để thấy hình ảnh người lính xem nhau như anh em. Ở Charlie, chiếc trực thăng được lệnh của thiếu tá Duffy đáp xuống để bốc những người lính Nhảy Dù Việt Nam, trong đó có Duffy. Đạn thù bắn rát quá, chỉ vội đáp nhanh rồi bốc lên. Vừa chạm được càng trực thăng thì Hải bị trúng đạn rơi xuống đất. Pilot định bay luôn nhưng Duffy bảo pilot: "Quẹo lại, tao xuống, nó là bạn tao!"
Một người lính Mỹ mà còn đối xử với người lính Việt Nam rất là "huynh đệ chi binh" như thế kia! Điều gì đã làm cho họ "sống chết có nhau" như vậỵ Duffy như con diều hâu nhảy từ trực thăng cách mặt đất 3 thước "hovering". Anh khều được Hảị Hải mềm như sợi bún (Mùa Hè Đỏ Lửa- Phan Nhật Nam). Đau đớn thay, Hải đã hy sinh, mềm như sợi bún trong tay Duffỵ Nhưng khi Duffy ôm xác Hải trên tay và cố lên được trực thăng thì người lính xạ thủ Mỹ cũng bị trúng đạn và hy sinh. Ở một đoạn khác của "Mùa Hè Đỏ Lửa", chiếc trực thăng đáp xuống để tải thương, một vị chỉ huy của của tiểu đoàn 11:
"-Bác sĩ Liệu đi luôn "líp" này, chân ông bị hư...
"-Tôi ở lại với các ông.
"-Không được! Ông đi trước!
Không ai tranh giành lên máy bay để được tải thương trước. Lính Nhảy Dù Việt Nam, ông này nhường ông kia lên máy bay trước: "Tôi ở lại,... ông đi trước". Ấy là vì tình chiến hữu như anh em ruột thịt, là "huynh đệ chi binh". Tình chiến hữu keo sơn ấy đã giúp cho đạo quân anh hùng Việt Nam có sức mạnh vạn năng và gây khiếp đảm cho địch quân, trên bốn vùng chiến thuật. Nơi trận mạc lúc còn chiến tranh, hay trong đời nay người ta gọi là đấu tranh, phía trước mặt là kẻ thù Việt cộng, thì có hành trang nào cần thiết hơn "huynh đệ chi binh"? Trước đây, người lính Việt Nam làm chủ trên nhiều chiến trường là nhờ họ xem nhau như anh em. Họ hiểu "huynh đệ chi binh" là gì. Khi đã chung vai đấu cật ở chiến trường thì không những "giúp đỡ lẫn nhau" hay "sướng khổ có nhau" mà phải là: "sống chết có nhau", thì mới mong có ngày chiến thắng.
Nhưng, có phải mặc áo lính thì trở thành lính và thương nhau "khác chi nhân tình"? Ở chiến trường hay ở bất cứ nơi đâu, bên trong bộ đồ lính ấy, cần phải có một người lính đúng nghĩa, thì mới "huynh đệ chi binh" được. Cách cư xử với nhau nói lên tư cách của người ấy. Có thương yêu nhau thì mới "sống chết có nhau"; có thương yêu nhau thì mới có "huynh đệ chi binh" và tạo nên sức mạnh được. Nếu không thực sự thương yêu nhau thì người ta sẽ không thấy những hình ảnh của một thiếu tá Duffy hay những người lính Nhảy Dù Việt Nam rất tiêu biểu vừa kể trên đâỵ Thử nghĩ, một đội quân có chen lẫn thành phần bất hảo, ăn trộm đồ đạc của nhau, toa rập nhau tìm cách loại trừ nhau, tống khứ anh em đi đến chỗ nguy hiểm thay cho mình,... thì làm sao đạo quân ấy có sức mạnh được. Họ sẽ chẳng làm nên trò trống gì, mà còn để lại ô danh muôn thuở. Đi đến đâu cũng bị coi khinh!
Bạn thân mến,
Nghe lại lời nhắn gửi của nhạc sĩ Anh Bằng mà ta cảm thấy yên tâm. Những lời mời gọi huynh đệ bốn phương hãy tiếp tục giữ vững tinh thần "huynh đệ chi binh". Bởi vì, nếu "không đoàn kết là chết!". Kẻ thù còn đó mà nhiệm vụ cứu quốc chưa hoàn thành thì lòng nào đành đoạn dứt bỏ "huynh đệ chi binh". Chí nhân là ở chỗ đó. Anh em trong nhà phải đùm bọc lẫn nhau thì mới đủ sức mạnh để đối đầu với kẻ thù bên ngoàị Và như vậy mới đúng với câu "lấy chí nhân mà thay cường bạo". Bọn đạo tặc vô nhân đối xử với nhau tàn độc, coi nhau như kẻ thù. Nhưng, những con người chí nhân, họ thương yêu đùm bọc nhau như anh em thì chắc chắn sẽ vượt trở ngại và đạp tan cường bạo
Các bạn còn cho mình là chiến sĩ đang tham gia công cuộc chống cộng cứu nước thì dù ở nơi đâu cũng cần phải đội ngũ hóa và đoàn kết trong tinh thần "huynh đệ chi binh". Hải ngoại và quốc nội phải một lòng "sống chết có nhau" thì chắc chắn chúng ta sẽ có sức mạnh đánh thắng hung tàn.
Tháng Tư-2007
Lê Văn Bảy
tvvn.org
Lê Văn Bảy (tháng Tư-2007)
Nghe lại bài hát Huynh Đệ Chi Binh với nhịp điệu vui nhộn mà lòng mình cứ thắt lại. Bởi lời hát mang ý nghĩa cao đẹp quá:
Huynh đệ chi binh
Là mình cùng chung đời lính,
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ người deuxième cùi bắp,
Và rồi đi lên thượng cấp
Đều là huynh đệ chi binh
Lúc sướng có nhau là huynh đệ chi binh
Lúc khó có nhau là huynh đệ chi binh
Giúp đỡ lẫn nhau là huynh đệ chi binh
...
Sướng khổ có nhau là huynh đệ chi binh
Sống chết có nhau là huynh đệ chi binh
Còn lời nào đầy đủ và ý nghĩa hơn? Thuở xưa, cứ nghe và hát nghêu ngao cho vui miệng mà có biết đâu bài hát ấy là một thông điệp với ý nghĩa cao đẹp của nhạc sĩ Anh Bằng, là một nhạc sĩ nặng lòng với đất nước, muốn nói lên điều ước mơ của mọi người, nhất là những người trong quân đội. Hãy coi nhau như anh em ruột thịt để xây dựng sức mạnh chiến đấu với quân thù. Với vài lời phát biểu của nhạc sĩ Anh Bằng cũng đủ: "...không đoàn kết là chết".
Đọc lại "Mùa Hè Đỏ Lửa" của Phan Nhật Nam để thấy hình ảnh người lính xem nhau như anh em. Ở Charlie, chiếc trực thăng được lệnh của thiếu tá Duffy đáp xuống để bốc những người lính Nhảy Dù Việt Nam, trong đó có Duffy. Đạn thù bắn rát quá, chỉ vội đáp nhanh rồi bốc lên. Vừa chạm được càng trực thăng thì Hải bị trúng đạn rơi xuống đất. Pilot định bay luôn nhưng Duffy bảo pilot: "Quẹo lại, tao xuống, nó là bạn tao!"
Một người lính Mỹ mà còn đối xử với người lính Việt Nam rất là "huynh đệ chi binh" như thế kia! Điều gì đã làm cho họ "sống chết có nhau" như vậỵ Duffy như con diều hâu nhảy từ trực thăng cách mặt đất 3 thước "hovering". Anh khều được Hảị Hải mềm như sợi bún (Mùa Hè Đỏ Lửa- Phan Nhật Nam). Đau đớn thay, Hải đã hy sinh, mềm như sợi bún trong tay Duffỵ Nhưng khi Duffy ôm xác Hải trên tay và cố lên được trực thăng thì người lính xạ thủ Mỹ cũng bị trúng đạn và hy sinh. Ở một đoạn khác của "Mùa Hè Đỏ Lửa", chiếc trực thăng đáp xuống để tải thương, một vị chỉ huy của của tiểu đoàn 11:
"-Bác sĩ Liệu đi luôn "líp" này, chân ông bị hư...
"-Tôi ở lại với các ông.
"-Không được! Ông đi trước!
Không ai tranh giành lên máy bay để được tải thương trước. Lính Nhảy Dù Việt Nam, ông này nhường ông kia lên máy bay trước: "Tôi ở lại,... ông đi trước". Ấy là vì tình chiến hữu như anh em ruột thịt, là "huynh đệ chi binh". Tình chiến hữu keo sơn ấy đã giúp cho đạo quân anh hùng Việt Nam có sức mạnh vạn năng và gây khiếp đảm cho địch quân, trên bốn vùng chiến thuật. Nơi trận mạc lúc còn chiến tranh, hay trong đời nay người ta gọi là đấu tranh, phía trước mặt là kẻ thù Việt cộng, thì có hành trang nào cần thiết hơn "huynh đệ chi binh"? Trước đây, người lính Việt Nam làm chủ trên nhiều chiến trường là nhờ họ xem nhau như anh em. Họ hiểu "huynh đệ chi binh" là gì. Khi đã chung vai đấu cật ở chiến trường thì không những "giúp đỡ lẫn nhau" hay "sướng khổ có nhau" mà phải là: "sống chết có nhau", thì mới mong có ngày chiến thắng.
Nhưng, có phải mặc áo lính thì trở thành lính và thương nhau "khác chi nhân tình"? Ở chiến trường hay ở bất cứ nơi đâu, bên trong bộ đồ lính ấy, cần phải có một người lính đúng nghĩa, thì mới "huynh đệ chi binh" được. Cách cư xử với nhau nói lên tư cách của người ấy. Có thương yêu nhau thì mới "sống chết có nhau"; có thương yêu nhau thì mới có "huynh đệ chi binh" và tạo nên sức mạnh được. Nếu không thực sự thương yêu nhau thì người ta sẽ không thấy những hình ảnh của một thiếu tá Duffy hay những người lính Nhảy Dù Việt Nam rất tiêu biểu vừa kể trên đâỵ Thử nghĩ, một đội quân có chen lẫn thành phần bất hảo, ăn trộm đồ đạc của nhau, toa rập nhau tìm cách loại trừ nhau, tống khứ anh em đi đến chỗ nguy hiểm thay cho mình,... thì làm sao đạo quân ấy có sức mạnh được. Họ sẽ chẳng làm nên trò trống gì, mà còn để lại ô danh muôn thuở. Đi đến đâu cũng bị coi khinh!
Bạn thân mến,
Nghe lại lời nhắn gửi của nhạc sĩ Anh Bằng mà ta cảm thấy yên tâm. Những lời mời gọi huynh đệ bốn phương hãy tiếp tục giữ vững tinh thần "huynh đệ chi binh". Bởi vì, nếu "không đoàn kết là chết!". Kẻ thù còn đó mà nhiệm vụ cứu quốc chưa hoàn thành thì lòng nào đành đoạn dứt bỏ "huynh đệ chi binh". Chí nhân là ở chỗ đó. Anh em trong nhà phải đùm bọc lẫn nhau thì mới đủ sức mạnh để đối đầu với kẻ thù bên ngoàị Và như vậy mới đúng với câu "lấy chí nhân mà thay cường bạo". Bọn đạo tặc vô nhân đối xử với nhau tàn độc, coi nhau như kẻ thù. Nhưng, những con người chí nhân, họ thương yêu đùm bọc nhau như anh em thì chắc chắn sẽ vượt trở ngại và đạp tan cường bạo
Các bạn còn cho mình là chiến sĩ đang tham gia công cuộc chống cộng cứu nước thì dù ở nơi đâu cũng cần phải đội ngũ hóa và đoàn kết trong tinh thần "huynh đệ chi binh". Hải ngoại và quốc nội phải một lòng "sống chết có nhau" thì chắc chắn chúng ta sẽ có sức mạnh đánh thắng hung tàn.
Tháng Tư-2007
Lê Văn Bảy
tvvn.org
Gửi ý kiến của bạn