10:43 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

NỖI LÒNG CỦA MỘT ''GIÁO SƯ'' - Nguyễn Văn Cam

25 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 9784)

NỖI LÒNG CỦA MỘT ''GIÁO SƯ''
(ra trường năm 1973 và mới về hưu)
40 NĂM NHÌN LẠI
(Thay lời tựa)
40 năm là quãng thời gian không dài, chẳng ngắn.
Không dài vì, so với lịch sử 4.000 năm của dân tộc, nó chỉ bằng 1/100, chỉ là một chấm đen nhỏ bé trên tiến trình vàng son dài lâu của đất nước.
Chẳng ngắn vì nó là thời gian của nửa đời người, lại là nửa đời sung mãn nhất của thế hệ cựu sinh viên ĐHSP HUẾ hai khóa Lương Văn Can (1969-1973) và Huỳnh Thúc Kháng (1970-1974).
Tốt nghiệp (ra Trường) cách đây 40 năm, hơn 200 sinh viên hai khóa Lương Văn Can và Huỳnh Thúc Kháng như những con chim đã đủ lông, đủ cánh, hớn hở rời tổ ấm ĐHSP HUẾ để tung bay khắp bầu trời miền Trung xanh trong và Tây Nguyên lộng gió, quyết đem tài năng và tâm huyết của mình phục vụ Tổ quốc, góp phần nhỏ bé vào công cuộc thay đổi diện mạo nền giáo dục dân tộc, nhân bản và khai phóng, nhiệt tình đem những kiến thức còn nóng hổi vừa tiếp thu từ ân sư trên ghế giảng đường ĐHSP HUẾ trao truyền cho những thế hệ thanh niên miền Trung và Tây nguyên nghèo khó nhưng hiếu học đang ước ao biết bao những cuộc đổi đời.
Nhưng những cơn giông bão ùn ùn kéo tới đã ngăn chận đường bay của những con chim hồng, chim hộc (*), kéo sà nó xuống gần mặt đất, biến chúng thành những chú chim én, chim sẻ tầm thường, chỉ biết bay vớ vẩn trong không gian chật hẹp hay chỉ biết mổ nhặt thóc lúa rơi vải quanh sân nhà, chẳng còn thời gian mà nhìn ngắm, tiếc thương bầu trời trên kia cao xanh lồng lộng, nơi đã từng chao liệng những đường bay đẹp như cánh diều no gió.
Sau năm 1975, từ vai trò của những chủ nhân ông đầy sáng tạo trên bục giảng, của những mái trường trung học mang tên những anh hùng, danh nhân lẫy lừng của đất nước, chuẩn bị trở thành đội ngũ kế thừa và rường cột vững chắc trong tòa lâu đài giáo dục Việt Nam sang trọng và tử tế, những “tân giáo sư” của hai khóa Lương Văn Can và Huỳnh Thúc Kháng bỗng trở thành giáo viên lưu dung, phải đi học tập nguyên lí, chương trình và phương pháp giáo dục “mới”. Rồi với số tiền trợ cấp ít ỏi, cái sổ gạo quý gấp ngàn lần sách giáo khoa dùng mua bo bo và khoai sắn độn, với chương trình giảng dạy cứng nhắc… chúng ta nếu không bị đóng đinh ngay trên cây thập tự giáo dục của chính mình thì trông giống những người khiếm thị trong thiên đường mù mò mẫm, quờ quạng đi trên con đường giáo dục mù mịt hơn là những người đốt đuốc soi đường và khai sáng trí tuệ.
Mặc dù đất nước trải qua thời kỳ đổi mới nhưng ngành giáo dục vẫn chìm nghỉm trong bế tắc, chẳng có lối ra, không tìm thấy ánh sáng le lói cuối đường hầm. Phẩm chất dạy và học giảm sút, đạo đức học sinh suy đồi, tiêu cực trong đánh giá xếp loại, gian lận trong thi cử, giả dối trong bình bầu thi đua các danh hiệu giáo viên… thường xuyên, liên tục diễn ra ở nhiều nơi làm cho phụ huynh và nhân dân mất niềm tin vào ngành giáo dục vốn trước đây có truyền thống cao đẹp nhất trong những ngành nghề cao đẹp.
Trong bốn mươi năm qua, nhất là vào thời kỳ gian khó toàn diện buổi đầu, 20 (?) cựu sinh viên hai khóa Lương Văn Can (?) và Huỳnh Thúc Kháng (?) vì các nguyên nhân trầm uất, bệnh tật, tai nạn…đã từ trần, đã lìa bỏ chúng ta mà đi; 30 bạn khác, vì nhiều lý do khác nhau, đã bỏ nghề giữa chừng, rời quê hương, định cư ở nước ngoài…đã từ bỏ bục giảng, xa rời ngành Sư Phạm trong muôn nỗi tiếc thương (Lương Văn Can (?) và Huỳnh Thúc Kháng (?).
Ngoài mất mát to lớn về số lượng không lấy gì bù đắp nổi, chúng ta còn mất mát rất nhiều về phẩm chất vì tuyệt đại bộ phận giáo sư hai khóa Lương Văn Can và Huỳnh Thúc Kháng không được trọng dụng, không được sử dụng chất xám, đành chịu thui chột tài năng. Tài năng được đào tạo bài bản và công phu suốt bốn năm miệt mài dưới mái trường ĐHSP Huế, theo thời gian, cứ vô tình theo “ông lái đò” trôi ra sông, ra biển.
Thử tưởng tượng nếu không có thay đổi lịch sử, hơn 200 giáo sư hai khóa Lương Văn Can và Huỳnh Thúc Kháng bây giờ đã đường hoàng ở vào những chức vụ cao trong Bộ Giáo Dục, trong các Viện Đại Học, chiếm những vị trí ưu tú nhất trong các giảng đường Đại Học, các trường trung học để thỏa sức cống hiến và sáng tạo với biết bao nhiêu công trình nghiên cứu về khoa học, giáo dục… sáng tác văn học, nghệ thuật…, là tác giả của bao nhiêu bộ sách giáo khoa nổi tiếng bổ ích.
Ngoài mất mát quá to lớn về số lượng và phẩm chất kể trên, chúng ta còn mất mát rất nhiều về thời gian, tiền bạc, công sức, hoài bãoniềm tin.
lương sư mà không hưng được quốc, đành đau lòng, bó tay đứng nhìn Việt Nam ngày càng chậm tiến và lạc hậu, xấu hổ và xót xa nhìn các nước ở tầm thấp hơn chúng ta trong khu vực Đông Nam Á và chỉ nhỉnh hơn chúng ta trong toàn châu Á vào thập niên 60 vươn lên trở thành những con rồng có thể sánh vai với các cường quốc châu Âu, bỏ xa chúng ta tụt hậu gần mấy mươi năm!
Tuy nhiên, chúng ta rất tự hào được sống ở một trong những giai đoạn thăng trầm vào bậc nhất của lịch sử Việt Nam. Chúng ta tự hào đang là chứng nhân của thời đại. Có sống được và sống hết mình trong giai đoạn lịch sử đầy thử thách này, chúng ta mới có thể tự nhận ra mình có còn đúng là chính mình hay không!!!
Và vui mừng, nhận ra bên cạnh những mất mát to lớn, chúng ta vẫn còn nhiều cái được quan trọng.
Cái được quan trọng nhất là chúng ta vẫn giữ được cái tâm trong sáng.
Chúng ta có quyền tự hào mình là những công dân Việt Nam chân chính. Chúng ta – những môn sinh hậu bối, có quyền ngẩng cao đầu nhìn chân dung hai vị tiền bối Lương Văn Can và Huỳnh Thúc Kháng mà hai khóa chúng ta vinh dự được lần lượt mang tên. Chúng ta đã không phụ lòng các ân sư của trường ĐHSP Huế xưa đã dày công đào tạo chúng ta một cách bài bản, đã giáo dục chúng ta thành những con người lý tưởng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải mài giũa cái tâm trong sáng không bao giờ bám bẩn, để sống không thành công cũng phải thành nhân.
Cái được quan trọng thứ hai là chúng ta còn giữ được cái tình.
Nhờ giữ được cái tình mà chúng ta mãi mãi vẫn là chúng ta, không bao giờ tự đánh mất mình. Nhờ có tình, chúng ta – trong đó có rất nhiều bạn ở nước ngoài, mới luôn nhớ về nguồn cội, mới luôn nhớ về trường xưa, thầy cũ, bạn hiền, mới khắc phục khó khăn để tham gia, tích cực tổ chức và ủng hộ Hội Khóa để hôm nay thầy trò được hội ngộ, quây quần bên nhau trong một tình cảm tri ân và xúc động không thể nào hơn.
Nhờ có tình mà chúng ta luôn tưởng nhớ các đồng môn của chúng ta đã khuất, thấy như luôn có bạn bên cạnh chúng ta trong mỗi vui buồn, trăn trở thường trực của chúng ta hôm nay.
Nhớ từ Hội khóa hằng năm ở Đà Lạt với vỏn vẹn hơn 10 người, đến Hội khóa chính thức lần I ở Đà Nẵng tăng lên trên 20, Hội khóa lần II,III ở Nha Trang và Huế tăng trên 30, Hội khóa lần IV ở Đà Lạt đã lên đến 50 bạn về tham dự. Số lượng đồng môn hai khóa Lương Văn Can và Huỳnh Thúc Kháng ĐHSP theo thời gian tham gia “nối vòng tay lớn” ngày càng tăng trưởng đáng kể. Và Hội khóa lần 5 này, các bạn ở Huế đã khởi động rất sớm và phân công chu đáo, hy vọng vòng tay lớn chúng ta sẽ nối rộng hơn, dây thân ái chúng ta sẽ siết chặt nhau hơn, tạo điều kiện cho bạn bè gần gũi thân thiết hơn và biết đâu sẽ chẳng có những cuộc kỳ ngộ lần đầu giữa các đồng môn sau đằng đẵng 40 năm xa cách?
Sau 40 nhìn lại, rút cuộc, chúng ta chịu tổn thất khá nhiều về số lượng, tài năng và niềm tin, nhưng chúng ta được rất nhiều về nhân cách và tâm tình.
Còn gì quý hơn tâm tình trên cuộc đời này hỡi bạn?
Và Đặc san HỘI NGỘ này là biểu hiện một chút tâm tình đó, là“của tin còn một chút này làm ghi.
Nên hãy quên ngay những mất mát, hãy trân trọng giữ gìn những cái được rất đáng quý, đừng để nó trôi tuột khỏi tầm tay, nhất là trong những dịp HỘI NGỘ hiếm hoi này, bạn nhé! Vì Thầy ta đã cao niên, chúng ta cũng chẳng còn trẻ nữa (chỉ hơn 20 tuổi cách đây đúng 40 năm!)
Xin dâng trọn tấc lòng này
Tri ân bạn cũ, ơn Thầy, Trường xưa
Nguyễn Văn Cam
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2024(Xem: 98)
để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!
07 Tháng Ba 2024(Xem: 170)
Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,
04 Tháng Ba 2024(Xem: 312)
Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểu
04 Tháng Ba 2024(Xem: 241)
"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
16 Tháng Hai 2024(Xem: 363)
Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắm
16 Tháng Hai 2024(Xem: 322)
Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữa
06 Tháng Hai 2024(Xem: 372)
Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 409)
nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 396)
Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranh
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 692)
người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1258)
Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.
18 Tháng Chín 2023(Xem: 1223)
đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack Obama
28 Tháng Tám 2023(Xem: 1437)
Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.
27 Tháng Tám 2023(Xem: 1063)
Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưa
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1283)
Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1264)
Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 1594)
Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vị
21 Tháng Ba 2023(Xem: 1881)
Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2134)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2773)
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2442)
Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
31 Tháng Mười 2022(Xem: 2291)
Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 3978)
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3929)
câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3786)
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 4056)
Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
08 Tháng Tư 2022(Xem: 3641)
Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?
02 Tháng Tư 2022(Xem: 3820)
Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
15 Tháng Hai 2022(Xem: 3951)
Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.
11 Tháng Hai 2022(Xem: 4531)
Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!
06 Tháng Hai 2022(Xem: 3740)
nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3815)
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4967)
Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4661)
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông Núi
22 Tháng Tám 2021(Xem: 5112)
Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?
24 Tháng Bảy 2021(Xem: 5701)
Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêng
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6198)
cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4714)
Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5191)
tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
09 Tháng Sáu 2021(Xem: 5536)
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7301)
Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham Mưu
27 Tháng Tư 2021(Xem: 6400)
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
22 Tháng Ba 2021(Xem: 6333)
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
23 Tháng Hai 2021(Xem: 5723)
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh
03 Tháng Hai 2021(Xem: 5408)
Và tôi lại nghĩ: bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai?“.
16 Tháng Giêng 2021(Xem: 5530)
Sợ không còn đủ tỉnh táo để viết nên điều gì ra hồn, chỉ mong đây là những cảm nghĩ rất thật về một giọng hát mà người đời sẽ tiếc nhớ khôn nguôi
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 5291)
thì tôi cũng đã có một nhìn nhận rõ ràng hơn về cái giới mà nhiều người cho là, hoặc tự họ cho là tinh hoa, ở Việt nam.