Ngô Hồng Tâm, Huỳnh văn Huê, Hà Thu Thủy, Nguyễn thị Ngọc, Lê Thị Kim Hạnh,Nguyễn Đức Tường, Trân văn Thông, Hoàng Minh Chiếu , Đỗ Công Luận
Trưa
nay, sau nhũng công việc thường nhật buổi sáng, tôi ở nhà check mail và
chuẩn bị bửa ăn trưa. Có điện thoại của bạn Trần Văn Thông gọi cho tôi.
- Bây giờ mầy có rảnh không?
- Tao đang ở nhà chuẩn bị ăn trưa, nghỉ trưa, rồi lên phụ việc với con gái. Có gì
không?
Mỗi lần có cuộc gọi như vậy chắc rằng có bạn bè từ phương xa về.
-
Bạn Nguyễn Thị Ngọc, lớp tứ hai, về thăm nhà và mời bạn bè đi ăn trưa. Bạn có đọc những bài viết của mầy trên trang nhà nên có nhả ý mời. Mầy thấy thế nào?
Tôi
hơi lưỡng lự. Trời đang nắng chói chan, con gái đã đem sang nhà phần ăn
trưa, bún riêu truyền thống, rồi công việc buổi chiều, nên định không đi. Nhưng suy nghĩ lại, bạn bè cùng khóa 8 NQ, từ phương xa về, lại có nhả ý mời chẳng lẽ từ chối. Những lần trước, chị Hà Thị Nhung, anh Đỗ Cao Tuy, anh Võ Hải Vương, chị Võ Kim Lang...mời họp mặt, tôi có từ chối
đâu. Tôi trả lời để cho bạn yên tâm.
- Rồi, tao sẽ đi ngay. Nhưng gặp nhau ở Riverside Ngọc Phát gần chùa Thầy Tám thì thuận lợi hơn.
- Đồng ý.
Tôi sửa soạn tươm tất, mang theo đồ nghề, vật bất ly thân mỗi lần gặp bạn bè, là chiếc máy ảnh màu hồng hiệu Nikkon.
Ngang nhà con gái, vì đi bất ngờ, nên tôi ghé ngang báo cho con gái biết. Hôm qua, Tâm nhủi chở tôi đi uống cà-phê, xe máy để nhà, không
báo đi đâu nên con gái điện thoại hỏi thăm. Tôi thích điểm sanh hoạt giải trí nầy vì phong cảnh hữu tình, nằm cạnh dòng sông quê hương nên thoáng mát. Tôi vừa đến điểm hẹn, Hoàng Minh Chiếu cũng chạy xe course tàng tàng vừa đến. Bạn bè gặp gỡ thường nên hiểu tánh ý nhau. Bạn tôi không hút thuốc điếu đầu lọc mà hút thuốc rê vấn. Uống bia không ướp lạnh và không có đá. Đi trong nội ô thì dùng chiếc xe đạp course...Các bạn cũng đã đến đầy đủ, chọn chiếc một chiếc bàn tròn trong nhà thủy tạ để dễ hàn uyên, không bị quấy rầy. Năm 1963, khóa 8 NQ được chọn nhập học với năm lớp học sau kỳ thi
tuyển, chia làm hai khối Anh và Pháp văn. Năm 1967, khi lên đệ nhị cấp,
các bạn lại có sự xáo trộn nhau khi chọn theo học ban A và ban B, ban C
thì không có. Lần gặp gỡ nầy, bên Anh văn có các bạn Hà Thu Thủy, Lê Thị Kim Hạnh, Trần Văn Thông và Nguyễn Đức Tường. Bên Pháp văn, có tôi và Chiếu. Bạn bè chào nhau và giới thiệu nhau.
Có lẽ giữa tôi và bạn Nguyễn Thị Ngọc lần đầu biết nhau, dù rằng bạn chung lớp và chơi thân với bạn Thủy. Ngày xưa các bạn thích sinh hoạt thơ văn, văn nghệ nên tập
hợp theo nhóm. Riêng tôi thì thích thể thao, nhất là môn bóng đá, dù rằng đá bóng dở. Tôi cũng có tập tành làm thơ, nhưng không sanh hoạt nhóm như các bạn. Bạn Chiếu nhắc lại, ngày xưa cũng có người ái mộ bạn Ngọc, nhưng không biết có bạn nào nhớ không?
Và bạn Ngô Hồng Tâm, Tâm nhủi được mời đến. Lúc nầy, từ Tân Vạn sang Hãng Dầu, Biên Hòa, hai chiếc cầu Bửu Hòa và Hiệp Hòa đã thông xe, nên không phải đi vòng qua cầu Hóa An. 10 phút sau, Tâm nhủi có mặt, vì trưa
nắng đi nên xe du lịch tránh được cái nắng chói chan. Bạn bè cũng nhận ra nhau vì hồi trước bọn tôi có chơi nhóm với Nguyệt Cù Lao, khóa 10 NQ.
Nhà nội của bạn Ngọc ở xóm Bình Tự, bạn là em của chú Tư Huyền, cạnh nhà bên chồng của cô thứ sáu của tôi. Thế là bà con nhau cả. Tôi cũng bấm điện thoại mời bạn Huỳnh Văn Huê, nhà Huê ở gần chùa Thầy Tám, đến chung vui với bạn bè. Thế là những cộng tác viên của trang nhà NQ có dịp
gặp nhau. Bạn Ngọc đang định cư ở Seatle, cách bạn Phạm thị Hữu Hạnh, Hát Bình Phương không xa. Các
bạn cùng quê ở Cù Lao Phố. Nơi xứ người, đất rộng, người đông, bạn bè đồng hương gặp nhau là điều hạnh phúc. Với tiến bộ của khoa học kỷ thuật
ngày nay, mạng internet và mạng viễn thông, mọi người đã kết nối gần nhau. Bạn Ngọc chia sẽ, khi bài viết của bạn Phạm Văn Đạo nhắc về cô Nguyệt Thu được đưa lên trang nhà, bạn đã điện thoại cho cô biết, và in ra trang giấy, gởi đến cô qua đường bưu điện. Cô cảm động quá, vì học trò còn nhớ đến cô. Mọi người lục tìm trong ký ức để nhắc nhở nhau về kỷ
niệm của thời áo trắng mộng mơ và nghịch ngợm. Khóa 8 NQ nhập học nay đúng 50 năm, nửa thế kỷ, gần một đời người. Những cô cậu bé học trò ngày
xưa giờ gặp gỡ nhau để nhắc về kỷ niệm. Tuổi thì quá lục tuần và mái
tóc điểm trắng theo mưa nắng thời gian.
Có
lẽ trời đất cũng cảm thông, nên thời tiết bắt đầu thay đổi. Những cơn gió giông mạnh vụt đến. Mây mù đen đang từ hướng ngã ba Vũng Tàu kéo về,
báo hiệu cơn mưa chiều sẽ đến. Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt. Mọi người dời vào trong đại sảnh, có phòng kính, để cùng nhau tâm sự tiếp. Mưa xối xả, gió quật
ngã vài cây cao to. Bạn bè dự định sẽ có buổi chia tay với bạn Ngọc, vì
tuần sau bạn sẽ rời Biên Hòa, xa Hãng Dầu, xa Cù Lao Phố. Bạn chưa hứa chắc, vì có những công việc riêng gia đình cần giải quyết. Một buổi ăn trưa, một party nho nhỏ ấm tình bạn bè, dù bên ngoài mưa gió vẫn còn.
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn...
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !!
Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.