BA
MƯƠI THÁNG TƯ, NÓI VỀ GIÁO DỤC VNCH
Năm
học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh,
vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa
thư:
“ Công
cha như núi Thái Sơn
Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Núi
Thái Sơn ở đâu không biết, chỉ biết là công cha cao
như núi. Nguồn nước từ đâu cũng không hay, chỉ biết
lòng thương của mẹ ngọt ngào như nước Mội Thầy Thơ
trong vắt.
Đó
là lòng hiểu để trong gia đình. Khi ra ngoài xã hội thì
phải biết thương người như thể thương thân:
“ Thấy
người hoạn nạn
thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông
nom.
Thấy
người già yếu ốm mòn,
Thuốc
thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.”
Ra
trường tỉnh, đọc Đại Nam Quốc sử Diễn ca:
“ Bà Trưng quê ở châu
Phong,
Giận người tham bạo thù
chồng chẳng quên.
Chị
em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long
biên.
Hồng quần nhẹ
bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô
Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh nam riêng một triều đình nước ta. “
Đôi
khi cũng ca ngâm:
“ Ai đấp non sông
trường tiền...
Ai kết nên tấm vải hồng...
Xua tan giặc Đông Hán,
Xua tan giặc Đồng Lân “
Ngày
bãi trường, xem các anh diễn kịch Hội nghị Diên Hồng:
“ Toàn
dân nghe chăng?
Sơn
hà nguy biến
Hận
thù đằng đằng
Biên
thùy rung chuyển...
…..........
Trước nhục
nước nên hòa hay nên chiến?
Quyết
chiến!
Thế
nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
Hy
sinh!
Ơn
thủy thổ, ơn tấc đất, ngọn rau, phải hết lòng yêu
nước, chống xâm lăng. Đó là nghĩa vụ của người trai
Đất Việt.
Tôi
vừa trích dẫn đôi hàng từ hai tài liệu căn bản Quốc
văn Giáo khoa thư và Đại Nam Quốc sử Diễn ca, tiêu biểu
về nền giáo dục truyền thống quê nhà Việt Nam: Tình
yêu thương Gia đình, tình tự Dân tộc.
Từ
đó, các nhà giáo dục Miền Nam dựng lên triết lý giáo
dục cho hai nền Cộng Hòa chánh thống như sau đây:
Triết lý giáo dục
Năm
1958,
dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần
Hữu Thế, Việt
Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia
(lần I) tại Sài
Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh,
thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội,
chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện
ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến
đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... Ba nguyên tắc
"nhân bản" (humanistic),
"dân tộc" (nationalistic),
và "khai phóng" được chính thức hóa ở hội
nghị này.[6][7]
Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý
giáo dục của Việt
Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những
nguyên tắc căn bản
do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959
và sau đó trong Hiến
pháp Việt Nam Cộng hòa (1967).
-
Giáo
dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân
bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong
thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống
của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con
người như một cứu cánh chứ không phải như một
phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất
cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết
lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá
nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác
biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận
sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn
giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người
có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng
những cơ hội đồng đều về giáo dục.
-
Giáo
dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn
trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi
sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc
gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những
tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa
dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được
các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để
không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa
khác.
- Giáo
dục Việt Nam là giáo dục khai phóng.
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ,
không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục
phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học
kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần
dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại
để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã
hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh
thế giới.[1]
Hiến
pháp Đệ nhị VNCH 1967 long trọng qui định:ĐIỀU
11
1- Văn
hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên
căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản
2- Một ngân
sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển
văn hóa giáo dục
Tới đây, đáng lẽ kết
thúc bài viết được rồi, nhưng chẳng đặng đừng phải
viết thêm một đoạn về cái gọi là nền giáo dục xã
nghĩa tồi tệ, không lèo, không lái, đưa thế hệ trẻ
Việt Nam vào mê lộ tối tăm!
Ai mà chẳng buồn rầu
khi nghe một bé gái thỏ thẻ hỏi ông: “ Ông ơi! Cháu
đọc sách học hoài mà không biết hai bà Trưng đánh giặc
nào?!”
Ai mà không ngạc nhiên
thảng thốt khi nghe thấy, sinh viên tung hê tài liệu về
đề cương lịch bay như bươm bướm khi được tin miển
thi đề thi lịch sử!
Chúng nó, bọn cộng sản
phản nước, hại dân chỉ biết cúc cung thần phục chủ
Tàu đến nổi che dấu lịch sử cho trẻ thơ không biết
kẻ thù xâm lăng đất nước, tàn hại dân tộc là ai.
Chúng nó bịt mắt thanh
niên về lịch sử tổ tiên, chỉ dạy một điều về
chém giết sắt máu theo lịch sử đảng: Đánh đâu thắng
đó, đánh nhỏ thắng to, đế quốc nào cũng đánh thắng,
bất kể xương, máu chất chồng!
Vì sao mà ra nông nỗi?
Là vì lẽ nầy đây:
Triết
lý giáo dục
Nền
giáo dục Việt
Nam dưới chính thể Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chưa có lời phát biểu
rõ ràng và chính thức về triết
lý giáo dục của mình. Có người cho rằng Việt Nam
cần thiết phải có một triết lý giáo dục và đặt vấn
đề là phải chăng "giáo dục [Việt Nam] chưa có một
triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội
nhập".[2]
Tháng 9 năm 2007,
Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức hội thảo
khoa học "Triết lý giáo dục Việt Nam" nhằm tìm
câu trả lời cho các câu hỏi: Triết lý giáo dục là gì?
Việt Nam đã có triết lý giáo dục chưa? Tại sao triết
lý giáo dục lại quan trọng?...[3]
Ở hội nghị này, nhiều đại biểu cho rằng nền giáo
dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều
có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như:
"Không thầy đố mày làm nên"; "Muốn sang thì
bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy";
"Học thầy không tày học bạn"; "Tiên học
lễ, hậu học văn"; "Học phải đi đôi với
hành"; "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi
ích trăm năm trồng người"; "Một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu"; v.v... Tuy vậy, theo tường
trình của Tạp
chí Cộng Sản,
hội nghị này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa
cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam.[4]
Các bài tường trình của Tạp
chí Cộng Sản, và
của tạp chí Thông
tin Khoa học Xã hội,[5]
không nhắc đến triết lý nhân
bản, dân
tộc, và khai
phóng từng tồn
tại ở miền
Nam Việt Nam từ năm 1955
đến 1975.
Hởi ơi! Giáo dục mà
không có nguyên lý dẫn đường thì cũng giống như con
thuyền không lái. Cho nên thế hệ trẻ hồ chí mén đâu
có biết con đường nào khác ngoài “ con đường bi đát,
bác đi.”
Con đường đó đi đến
mục tiêu nầy đây:
Mục
tiêu giáo dục
Mục tiêu phấn đấu
chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng của
Việt Nam là
thực hiện nghiêm
túc Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Nghị quyết này chỉ rõ những mục
tiêu giáo dục như sau:
- "...
Xây dựng cho được một độ ngũ cán bộ khoa học, kỹ
thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày
càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa
có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành
với Đảng,
với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt
chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ
thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật
của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ
chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết
những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế
do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp
trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế
giới."[6]
Vậy đó, cái nền giáo dục
trọng “hồng hơn chuyên”, giỏi dở bất biết miển
“tuyệt đối trung thành với đảng” là được.
Một nền giáo dục như
vậy mà không đưa đất nước đến chỗ tan hoang, dân
tình hỗn loạn mới là chuyện lạ!
Ba mươi tháng Tư: Ngày
Quốc hận! Đâu phải vì mất giàu sang, danh vọng mà hận.
Chỉ vì cộng sản tàn phá Đất nước, đẩy Dân tộc
vào chỗ diệt vong, truyền thống dân tộc tự ngàn xưa
đành mai một cho nên mới hận!
“ Thù nước, lấy máu
đào đem báo “. Giặc cộng còn tàn bạo hơn giặc ngoại
xâm. Chúng là giặc diệt chủng. Tuổi trẻ Việt Nam muốn
tự cứu mình, cứu dân, cứu nước thì phải đứng thẳng
người lên, giáp mặt bạo quyền và chiến đấu không
tiếc máu xương như thế hệ cha, anh đã làm như thế!
Nguyễn
Nhơn