Sáng qua,
tôi đang trao đổi với đối tác làm ăn, có điện thoại của bạn Thông gọi đến.
- Phạm Bình Nguyên lớp tao mất rồi.
- Tụi
mầy bàn bạc việc đi đám thế nào rồi báo tao sau.
Công
việc xong, tôi đi uống cà-phê với Tâm Nhủi. Tôi gọi lại cho Thông.
-
Tao điện thoại lên định mời nó họp mặt, vợ nó báo nó đã mất cách nay gần 4 tháng. Số điện thoại tao nhắn tin cho mầy là của nhà nó, mầy gọi để hỏi thăm rồi thông tin cho bạn bè biết.
Lại bán cái nữa rồi. Tôi vẫn vui vẻ nhận lời và hẹn báo sau.
Trưa
nay, sau khi trao đổi với Thọ, tôi gọi theo số máy bạn cho, chỉ biết mã
vùng 0650 là của tỉnh Bình Dương. Máy reng hồi lâu, giọng phụ nữ nói chuyện, tôi hỏi về tình trạng của Nguyên.
- Anh là ai
vậy?
- Tôi học cùng khóa 8 NQ với Nguyên. Tôi thất 3 Pháp văn. nó thất 4 Anh văn.
Thực
tế ra, lớp thất 4 tôi quen cở 2/3 lớp, vì năm đệ nhất, tôi làm trưởng khối
thể thao trường NQ, nhưng tôi cũng không hình dung được Nguyên thế nào,
vì ít có dịp tiếp xúc, nhất là thời gian gần đây. Đinh Quang Huyên, lần
đầu gặp lại, tôi nhận ra ngay. Ngay cả Hạnh cũng nói với tôi, lúc trước
nó ở ngay rạp hát Phước Chung, gần mầy, tao xuống chơi hoài. Nghe nhắc đến tên chồng, vết thương lòng được khơi lại, chị sụt sùi
khóc.
-
Hồi
đó tôi cũng học Trần Thượng Xuyên, không hiểu sao thương yêu ảnh học NQ, rồi thành vợ chồng. Mấy năm nay sức khỏe ảnh yếu, bị lên máu, tôi khuyên ảnh nghĩ hưu sớm trước 3 năm. Ảnh làm ở Vikyno. Tuy ở xa, bạn bè vẫn liên lạc. Lúc trước anh Khỏe về có lên thăm. Hôm anh Tâm hột vịt về,
rồi họp mặt bạn bè, các anh có gọi lên mời. Lo cho sức khỏe, tôi khuyên
ảnh đừng đi. Đường xa, sợ uống rượu không tốt. Không ngờ...
Chị bỏ lửng câu nói, sụt sùi khóc, tôi cũng
không biết nói sao hơn. Đúng là mission impossible.
-
Thế chị có thể cho tôi biết ngày mất của Nguyên và nơi an táng, tôi thông tin cho bạn bè biết để có lời chia buồn qua trang mạng.
-Các anh hỏi thăm như vầy là tôi vui lắm, đăng chia buồn chi cho phiền phức.
- Bạn bè phương
xa còn nhiều lắm. Vắn
số gần đây nhất là Bùi Hiếu Thuận, Trần Văn Võ, báo tin bạn bè đều biết hết.
-Các anh ấy tôi đều biết. Còn anh gì ở Sài Gòn..., rồi anh Tiển, con thầy Tiến, tôi cũng có gặp. - Nguyễn Khải Hoàng, đi chiếc vespa, hai lần họp mặt trước tôi có gặp. Rồi chị cũng đồng ý. - Lần họp mặt tới, tụi tui tôi sẽ bàn bạc rồi tổ chức lên nhà chị viếng thăm.
-
Các anh lên Tân Phú, quận lỵ Công Thanh cũ, đi đò Bà Miêu, trường học tiểu học xã Thường Tân cách bến đò 300 mét, hỏi cô Bé hiệu trưởng ai cũng biết.
Chị là cô giáo nên nói chuyện có văn phong người đứng trên bục giảng. Sau 15
phút nói chuyện, tôi gởi lời chia buồn và hẹn có ngày gặp lại.
áo xanh thứ ba bên trái là Phạm Bình Nguyên, áo trắng choàng tay là Bùi Hiếu Thuận
Lại
thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa. Lần nầy, tôi sẽ nhắc mọi người có ly rượu cho bè bạn khuất mặt, và dành phút tưởng nhớ. Tôi lật trang danh sách lớp thất 4, có 19 cái tên đã ghi chữ DEAD. Nguyễn Văn Minh, Minh già, lần
tôi
gặp nó cuối cùng vào tháng 5/1974, khi tôi vào học khóa 21 STLQ ở
Vũng Tàu, nó khóa 20 và ra nhận đơn vị. Mấy tháng sau, tôi về Biên Hòa,
bạn bè báo tin nó đã bị pháo dập chết. Tôi nhớ mãi nụ cười thân thiện của nó. Như lớp thất 3 của tôi, tôi chỉ tính danh sách lúc mới nhập học,
đã có 11 cái ghế trống vắng. Rồi sẽ đến lượt ai, câu trả lời là của thời gian. Biên Hòa, ngày 20/2/2013. Đỗ Công Luận.
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.