Hai nhạc sỹ Việt Khang
và Anh Bình bị 4 năm và 6 năm tù vì những bản nhạc yêu nước chống bành trướng
Trung Quốc.
Ở nước ta đã có luật pháp hay chưa? Có nền pháp trị
đúng nghĩa hay chưa? Pháp luật được thi hành nghiêm minh hay chưa? Đây là những
câu hỏi cực kỳ hệ trọng, tác động đến cuộc sống của mỗi công dân, mỗi gia đình,
đến sự phát triển của đất nước. Ngày 30 tháng 10 vừa qua, trong một phiên xử ngắn ngủi, tòa án thành phố Sài
Gòn đã tuyên phạt nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù giam 2 năm quản chế, và nhạc sỹ
Anh Bình 6 năm tù giam 2 năm quản chế, chỉ vì những bài hát yêu nước của 2 anh
chống bành trướng Trung Quốc. Rõ ràng cũng giống mọi phiên tòa trước đây, đây là một phiên tòa “tiền chế”,
nghĩa là do các cấp lãnh đạo đảng ấn định trước, hay còn gọi là « phiên tòa bỏ
túi» - có nghĩa là mức án đã có sẵn trong túi chánh án theo lệnh đảng, hội đồng
xét xử không có tranh biện luận tội, không biểu quyết mức án, luật sư không
được bảo vệ bị cáo trên cơ sở chứng cứ theo luật định. Nhà luật học Lê Hiếu Đằng, từng là người lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, nhận định:
«Đây là một vụ xử án phát xít!» Không thể có lời lên án nào rành mạch, mạnh mẽ,
chính xác hơn. Một nhóm sinh viên ngành luật lập tức có phản ứng. Như một biện pháp cảnh cáo,
họ đang tìm hiểu lai lịch, cư trú, gia đình của viên thẩm phán Vũ Phi Long,
người chủ tọa hội đồng xét xử và tuyên án trong vụ xử trên đây. Theo họ, thẩm
phán Long đã phản bội lại những nguyên lý cốt lõi của luật pháp và việc thực
thi pháp luật, phản bội lời thề của một thẩm phán là tuân theo pháp luật và chỉ
tuân theo pháp luật mà thôi. Họ khẳng định: ông Long phải chịu trách nhiệm về
việc làm của mình. Nhân việc làm có ý thức của các bạn sinh viên trẻ trên đây, xin có đôi lời tâm
sự với các bạn. Từ năm 2002, bạn Đỗ Thúy Hằng mới ở năm thứ 2 trường Luật trong
nước đã có bài “Tôi nghiên cứu về Luật Đất Đai” trên mạng, bênh vực quyền sở
hữu tư nhân về ruộng đất của bà con nông dân ta tồn tại từ ngàn xưa, bị đảng CS
xóa bỏ triệt để trong chốc lát khi bịa ra cái gọi là “sở hữu toàn dân” mơ hồ
không thể xác định. Hằng là một sinh viên xuất sắc, có tâm với dân, có lòng với
nước mình. Tôi cứ tự hỏi, bạn Hằng tốt nghiệp ra sao? Nay làm việc ở đâu? Có
hành nghề luật sư hay không? Rất mong có ai biết xin cho hay. Tôi từng ghé thăm các trường đại học Luật ở Pháp, Hoa Kỳ và Bỉ, mỗi lần như thế
tôi lại nhớ đến Đỗ Thúy Hằng và hoàn cảnh cùng điều kiện học tập của bạn trẻ
này. Sinh viên tại các cơ sở giáo dục pháp lý ở các nước tôi có dịp đến thăm
luôn tự hào về trường lớp của mình. Ở các nước dân chủ văn minh trường Luật
luôn luôn là cơ sở mũi nhọn, đứng hàng đầu trong hệ thống đại học. Từ khi là
sinh viên các em đã theo dõi chặt tình hình luật pháp, việc sửa đổi luật, thi
hành pháp luật, các vụ xử án lớn, ra những tờ báo riêng của trường Luật, góp
phần không nhỏ cho việc củng cố chế độ pháp quyền của nước mình. Không phải ngẫu nhiên mà đảng CS Việt Nam đã xóa bỏ trường Luật ở Hà Nội từ
tháng 8 năm 1945 và suốt 30 năm không có một lớp học luật nào. Đến nay khoa
Luật trong nước vẫn cón là ngành học yếu kém nhất trong các khoa, cũng như báo
Pháp Luật lẽ ra phải là tờ báo tranh biện sôi nổi lý thú nhất thì lại là tờ báo
ế ẩm, tác dụng xã hội nghèo nàn, chưa nói là rất có có hại về mặt xây dựng ý
thức thượng tôn pháp luật. Các bạn sinh viên trẻ trường Luật trong nước cần sắn tay áo tham gia xây dựng
nền pháp trị dân chủ đích thực, xây dựng Đại học Luật thành trường mũi nhọn đào
tạo nhân tài cho nền dân chủ tương lai. Hãy học đến đâu làm đến đấy, thực hiện,
bảo vệ công lý và lẽ phải. Các bạn không thiếu gương sáng. Luật sư Lê Chí Quang từ năm 2001 đã viết bài
“Hãy cảnh giác với Bắc triều” để bị tù đày về tội “làm gián điệp cho nước
ngoài”. Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định cũng là những luật sư trẻ dấn thân cho
nền pháp trị dân chủ tất yếu trong tương lai. Dù cho bị tù đày, hai anh vẫn giữ
nguyên ý chí yêu nước thương dân, kiên định lý tưởng xây dựng nền pháp trị dân
chủ. Ls Cù Huy Hà Vũ và vợ là Ls Dương Hà luôn kiên cường bất khuất bảo vệ dân oan,
công khai phát đơn kiện thủ tướng đã ra lệnh khai thác bauxite chưa qua ý kiến
của Quốc hội, bị trả thù thâm độc vẫn một lòng một dạ vì nhân dân, vì luật pháp
công minh. Và trong xã hội, Ls Lê Hiếu Đằng nói trên không đơn độc. Ls Trần Quốc Thuận tuy
là đảng viên CS lâu năm vẫn lớn tiếng đòi phải sửa đổi hiến pháp, bỏ điều 4,
phải trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, phải triệu tập đại hội đảng
giữa nhiệm kỳ để xem xét kỷ luật Bộ Chính trị, không thể xuê xoa, dở trò xin
lỗi như vừa qua, coi việc nước như trò đùa, như trò hề. Rất nhiều luật sư từ trẻ đến già như Ls Trần Lâm gần 90 tuổi, vẫn một mực có
công tâm sẵn sàng bảo vệ miễn phí cho dân oan, cho nông dân bị quan tham CS
cướp đoạt ruộng đất, cho các em nữ sinh vị thành niên bị cưỡng dâm tập thể bởi
nhóm cán bộ CS đầu tỉnh Hà Giang… là những tấm gương sáng làm vẻ vang cho giới
luật học Việt Nam. Các luật gia dân chủ luôn giữ vững một niềm tin, một ý chí,
đua luật pháp lên ngôi, xây dựng một nền pháp trị tiên tiến. Giới luật học Việt Nam không thể quên tấm gương kiên cường tuyệt đỉnh của luật
sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông Tường được đảng trọng dụng, với nhiều chức quyền - ủy
viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc, hiệu trưởng đại học, giáo sư, luật sư tòa án
Hà Nội, thành viên Hội Luật sư Dân chủ Thế giới … Thế mà tại cuộc họp cán bộ
toàn quốc (miền Bắc) của đảng CS, ông đã công khai lên án các tòa án nhân dân
phi pháp trong cải cách ruộng đất về tội bắn giết, chôn sống hàng vạn công dân
vô tội. Ông còn vạch rõ nguyên nhân là một chế độ đảng trị, quan liêu, không có
lực lượng kiểm soát, cân bằng, không có lựa chọn và thay thế. Vì thái độ dũng cảm của một kẻ sỹ như thê, ngay sau đó Luật sư Nguyễn Mạnh
Tường đã bị mất cả 7 chức, bị cấm cả dạy tư, bị cắt lương. Khi vợ chồng và con
gái ốm đau, gia đình ông phải nuôi con gà đẻ trứng thay phiên nhau ăn từng quả
trứng, riêng ông phải bán rẻ từng bộ com- plê cho một đoàn kịch để sống. Trường Đại học Luật Việt Nam rất nên có bức tượng Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường
ngay trong sân trường mình. Vì tôn trọng, bảo vệ Luật là tôn trọng bảo vệ nhân
dân, lẽ phải, công lý và đạo đức xã hội, là nền tảng vững chắc của một chế độ
dân chủ. Coi khinh Luật, chà đạp Luật, ngồi xổm trên Luật là tội lỗi gốc đẻ ra
vô vàn thảm họa cho toàn dân, mà cũng là thảm họa cho chính đảng cầm quyền.
Họ dự trù sẽ có cuộc hoảng loạn đối với hằng ngàn người Mỹ và các đồng minh của Nam Việt, các thợ thuyền công chức và bạn bè họ trong thành phố thiếu phòng ngự.
Những đồng bào của tôi ơi, nhất là những người trẻ trong nay mai sẽ phải kê vai nâng cả một gánh sơ hà, xin đừng để cho kẻ xấu ác tiếp tục khủng bố bằng cụm chữ răn đe “hãy tránh xa chính trị.”
Chủ nhật ngày 18 tháng Năm năm 2014, Toàn quốc xuống đường! Hãy xuống đường để nhà cầm quyền Việt Nam thấm thía rằng số phận họ gắn liền với dân tộc Việt Nam
Ba mươi tháng tư đến như tên khách lạ, không mời, không mong, không đợi, không chờ, đến nhà gõ cửa không hỏi, không chào. Ba mươi tháng tư, một nửa miền Nam cúi đầu dưới họng súng đi theo một nửa miền Bắc đau thương xã hội chủ nghĩa
Chẳng biết viết gì hơn bao nhiêu người khắp trong nước và thế giới đã viết về anh, tôi chỉ xin phép hương hồn anh và gia đình anh thứ lỗi cho tôi về những gì “có ý khác
chó là con vật được đánh giá cao vì sự thông minh, lanh lợi, lòng trung thành, tình cảm chan chứa, và nhất là mối thân hữu tự nhiên đối với loài người.
Cuộc Chiến Quốc Cộng đang đi vào giai đoạn kết thúc. Số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ Việt Cộng đã được quyết định, vấn đề còn lại chỉ là khi nào và bằng cách nào.
Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả, "Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân...
Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, nhưng như con chim một lần bị tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm những nụ hồng.
Nên chăng phải in câu “Người tiêu thụ vé số kiến thiết từ trẻ em, người già, người tàn tật là tiếp tay với vi phạm pháp luật” trên từng tờ vé số kiến thiết
Việt Dzũng đã ra đi, nhưng tinh thần và lý tưởng phục vụ cho tha nhân, cho quê hương đất nước cùng dòng nhạc của anh vẫn còn tồn tại và sẽ sống mãi trong lòng những người thương mến anh.
Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn.
“Phim tài liệu” của miền Nam trong các trận hải chiến Hoàng/Trường Sa từ 19/1/1974 – mà hồi trước (Việt cộng) mình cố thắng nó nên phải nhìn nhận việc cắt đất tổ tiên (VN) của đồng chí Phạm văn Đồng đúng “không chệch vào đâu được”
tôi cũng là một người Biên Hòa, cảm ơn người giấu mặt này đã nói thay suy nghĩ của mình. Lạ là công an Phường sở tại đã "xóa dấu tích" việc làm này. Họ không thấy xấu hổ chăng?
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.