5:19 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Cháu ngoại - Kim-Trâm

15 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 8156)

Cháu ngoại

 Vừa ra khỏi nhà một đoạn, đang dừng xe ở ngã tư đèn đỏ, tôi chợt nghe tiếng trẻ thơ ở băng ghế sau:

 - Bà ngoại quên “sít beo”

 - Ồ, bà ngoại gài dây cho con rồi mà, bị sút ra hả? Tôi trả lời

 -Nô, bà ngoại quên sít beo bà ngoại, cảnh sát bắt bà ngoại.

 Tôi nghe con bé cháu ngoại mới 2 tuổi cộng 5 tháng nói xong mới giật mình ngó lại. Trời, tôi chưa gài dây an toàn thật. May là đèn chưa chuyển màu xanh, tôi kéo sợi dây an toàn gài lại và nói tiếp với cháu ngoại:

 -Bé Như giỏi quá, may là bà ngoại cho con đi theo đón chị, không thì bà ngoại bị cảnh sát bắt vì quên sít beo rồi.

 -Ye, Như giỏi. “tù đây” bà ngoại phải chở con đi đón chị nữa nhe.

 Con bé không thuộc chữ tomorrow là ngày mai nên ngày nào với nó cũng là today hết.

Tôi tiếp tục khen con cháu bé nhỏ:

 -Ừ, ngày nào bà ngoại cũng chở con theo để nhắc chừng cho bà ngoại ha

 -“Thanh kiu” ngoại. Con bé giọng nhỏ nhẹ sung sướng.

 Vậy đó, mình lẩm cẩm còn thua con nít 2 tuổi. Chuyện này đem kể cho con gái nghe chắc nó không dám nhờ bà ngoại đón cháu nữa quá!!

 Mà lý do cũng tại con cháu nhóc tì này thôi. Ngủ dậy còn đi tè, lăng xăng chọn lựa 2, 3 đôi giày cho vừa ý. Chưa kể ra xe mất thời gian cho nó ngồi yên trên ghế, thắt dây an toàn, dặn dò đủ thứ mình mới yên tâm chứ. Phần tôi sợ đến trạm school bus trễ, tài xế sẽ không cho chị nó xuống xe nên chỉ vội lái xe đi ngay mà không nhớ gì thêm.

 Đến nhà vợ chồng con gái, vừa xong thủ tục cho con bé ra khỏi xe thì tôi đã thấy chiếc school bus màu vàng từ từ ngừng lại. Nắm tay cháu ngoại tôi đi băng băng qua đường. Tụi nhỏ đã xuống hết, còn mình đứa cháu ngoại của tôi. Ông tài xế trông thấy tôi ở cửa xe mới cho con bé xuống. Nó “bái bai” ông tài xế với vẻ mặt buồn hiu trong khi em gái nó mừng rỡ nhảy tưng tưng:

 -“Hê lô” chị, chị dề dồi.

 Tôi lấy chiếc ba lô ra khỏi lưng đứa chị, nắm tay hai cháu ngoại trở lại nhà ba mẹ chúng. Để hai đứa ngồi chơi với nhau, tôi đi lấy nước cho chúng uống.

 -Bà ngoại, con muốn ăn “a pồ”. Đứa lớn bắt đầu lên tiếng.

 -Ờ, về nhà bà ngoại, bà ngoại lấy táo cho ăn. Nhà ba mẹ con chỉ còn nho thôi, con ăn không?

 -Nô, con muốn táo, “pờ li”.

Tôi nói nó đi thay cái áo khác cho mát rồi tôi chở về nhà.

 -Ô kê, bà ngoại đợi con nhé. “Ai lốp yiu”.

Con nhỏ thoăn thoắt leo lên cầu thang, chớp nhoáng đã choàng vào cái áo thun princess yêu thích.

 -Bà ngoại ra mở “e con” cho xe mát trước đi bà ngoại.

 -Vậy nữa, ba mẹ con có trả tiền xăng cho bà ngoại đâu mà bắt ngoại mở máy lạnh?

 - Bà ngoại chỉ mở e con thôi, chưa chạy không có hao xăng đâu. Nó lý sự.

 - Xe chỉ cần nổ máy là hao xăng rồi, con hiểu chưa? Tôi giải thích.

 -Ồ, con hiểu rồi, nhưng bà ngoại cứ mở đi, con sẽ nói mẹ đưa tiền cho bà ngoại đổ xăng. Ô kế?

Tôi phì cười trước lời trẻ ngây thơ. Con nít ở đây hiểu biết và nói trung thực những gì chúng suy nghĩ. Tôi chuyển qua đề tài muôn thuở:

 -Hôm nay con học vui không? Cô giáo dạy môn gì?

 - Cô cho mình tô màu red, blu, yelô, pơpồ. Mình chơi cầu tuột vui lắm! Nhưng chỉ chơi với bạn “gơ” thôi, không chơi với bạn “boi”.

 Cháu ngoại tôi thường dùng danh xưng “mình” thay cho con, cháu, chị hoặc em khi nói chuyện vậy đó. Nó tiếp tục một cách hào hứng:

 -“Tù mo râu” là “wic ken” rồi bà ngoại. Cô giáo nói mình được nghỉ học.

 - Tù mo râu mẹ dẫn mình đi bơi.

 Đứa nhỏ nảy giờ ngồi im nghe chị nói chuyện, tiếp lời. Gì chứ đi bơi 2 đứa cháu ngoại tôi thích lắm, nếu được đi bơi quanh năm suốt tháng chắc chúng cũng không chán. Weekend này là chuyến đi tắm biển cuối cùng trong mùa Hè của hai chị em mà ba mẹ chúng đã hứa. Bây giờ sang Thu lạnh rồi, sắp tới hai chị em chỉ có thể vùng vẫy trong cái bồn tắm bé xíu ở nhà thôi.

 Đó chuyện kể về 2 cháu ngoại của tôi và câu chuyện của 3 bà cháu vừa xảy ra hôm qua. Bé An, mới vào lớp Kindergarten. Bé Như, mỗi buổi sáng được mẹ chở qua gởi nhà ông bà ngoại, chiều mẹ đón về sau khi tan sở. Ở nhà, tôi cố gắng dùng tiếng Việt với cháu, nhưng 2 đứa nhỏ cứ vô tư nói “tiếng ba rọi”. Lớn lên vào trung học, chúng được học thêm tiếng Tây ban Nha, tiếng Pháp, ...Lúc đó không biết tiếng Việt sẽ là...sinh ngữ mấy? Tuy vậy, tôi vẫn thích nghe câu thỏ thẻ: “I love you” khi ôm cháu ngoại vào lòng.

HDL ơi, “Con trai tui” còn muốn kiếm vợ con chủ tiệm vàng nữa không?

Kim-Trâm

 

Ý kiến bạn đọc
16 Tháng Chín 20127:00 SA
Khách
Cám ơn Kim Trâm đã có lời thăm hỏi, " Con trai tui " đang phân vân giữa Vàng và Bưởi Năm Roi.
hdl
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 498)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3012)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2991)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1412)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1809)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2622)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 4972)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6255)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7764)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13618)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5543)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7092)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8310)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6709)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6034)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7500)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6439)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 9907)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6436)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6723)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9413)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8684)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6597)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6428)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”