Năm 1986,
Lữ Minh Châu làm Bộ trưởng Tổng giám đốc Ngân hàng CSVN. Trước đó, ngày
30/4/1975, với tư cách là Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia
Định, đương sự là người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của VNCH.Trước đó
nữa, Châu cũng là một trong những người chỉ huy , đường dây buôn tiền lậu, để
nuôi VC phản loạn tại NVM, qua bí danh Ba Châu.
Theo lời
hắn tứa với báo chí, thì “đường dây buôn tiền”, tức là Ban Tài chính đặc biệt
của Trung ương Cục là do Phạm Hùng lập ra, có Mười Phi là trưởng, còn Châu là
phó.
+ Nguyễn Văn
Thiệu không và không thể lấy được 16 tấn vàng
Nhân vừa
rồi báo chí lật lại vụ Nguyễn Văn Thiệu “cuỗm” 16 tấn vàng khi bỏ chạy ra nước
ngoài, chuyện này có liên hệ tới Lữ Minh Châu, vào ngày 30/4/1975, hắn được
chỉ định làm Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Định.
Chuyện
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan
tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông
tin này. Mới đây nhất Báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói
rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức
từ phía Nhà nước về vấn đề này.
Còn Ba
Châu thì : “Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của
ngân hàng”. “Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước
mình không nói lại cho rõ?”. “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được
kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là
tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”.
“Sự thật là Nguyễn Văn Thiệu có ý định lấy đi 16 tấn vàng đó không?”. “Sau
này chúng ta mới biết Nguyễn Văn Thiệu có kế hoạch đưa số vàng đó đi, nhưng
không đưa đi được. Lấy số vàng đó đi là không dễ chút nào hết”. “Còn tiền thì
sao? Theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn đăng trên Tuổi Trẻ thì tổng giá trị
giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó được kiểm kê hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng
tiền lưu hành tại miền Nam...”. “Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng
chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách.
Theo thống
kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt
trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi. Tôi không thể
nhớ chính xác số giấy bạc dự trữ, những số liệu kiểm kê đó vẫn còn trong hồ sơ
lưu trữ. Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành,
riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính
quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền”. “Còn châu báu, nữ trang?”. “Châu báu, nữ
trang là đồ người ta gửi tại ngân hàng. Những thứ đó phải trả lại cho người
gửi”.
“Khi tiếp
quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?”. “Theo tôi thì không thể. Ngân
hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt”. “Số vàng đó sau này đi
về đâu?”. “Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của
chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất”. “Còn tiền?”.
“Tiền cũng vậy, được đưa vào lưu thông, đến năm 1976 thì đổi tiền mới”.
Hoàng Hải
Vân
|