TÔN GIÁO VÀ CUỘC SỐNG
NHÀ SƯ VÀ
GIÁO DÂN
Tù trong nơi núi rừng Việt Bắc vừa
mãn
Tù ngoài Kinh Tế Mới Bảo Lộc liền theo
Kiếp
cùng khốn nhọc nhằn, máu đào hòa nước mắt
Nhà
cạnh An Lạc Tự hoang phế
Câu kinh Phật vỗ về,
lòng cũng được bình yên
Bỗng một buổi sáng nọ, có
người mặc áo bà ba
Tựu hợp Phật tử quanh chùa lại
giảng kinh
Cuộc nói Pháp vừa xong, Thầy còn đang hỏi
han Phật tử
Bỗng chiếc xe Honda xẹt đến
Cậu
thanh niên vừa chạy vừa hô
Công an đã tới đó, sao
còn dềnh dàng ở đây
Rồi kéo Thầy lên xe dọt như
biến
Bọn công an kéo đến hùng hỗ
Cậu nọ chở
Thầy chạy xa rồi
Ai nấy đều vui mừng
Lòng mang ơn
Cậu kia khôn xiết
Về sau hàng Phật tử thì
thầm
Cậu thanh niên hào hiệp ấy
LÀ GIÁO DÂN LÀNG
BÊN
Thấy chuyện bất bình ra tay nghĩa hiệp
Việc
làm can trường đó
Chẳng những nguy hại mình Cậu
Còn
có thể gây hại cả gia đình
Nên ai nấy đều lo âu,
cầu nguyện
Cầu cho Cậu tai qua nạn khỏi
Gia
đình Cậu được Chúa cho bình yên
Con Chúa, con Phật
đồng một lòng
Cậy dựa nhau trong cuộc sống khốn
cùng
Nhân bạn dọc Trần Hoàng Quân góp ý về bài viết “ Các Yếu Huyệt của Đảng CSVN ,” ngỏ ý nhắc nhở về việc vận động các tôn giáo góp phần trong công cuộc giải trừ tà quyền cs duy vật, vô thần, tôi chợt nhớ bài thơ cũ ghi trên. Đó là những ngày tháng mà các tôn giáo bị tà quyền cs uy hiếp, áp bức nặng nề! Thánh Đường vắng lặng, Chùa chiềng hoang phế! Ngày nay, cs gian manh xu mị tôn giáo quôc doanh, bày trò lè loẹt, mà mắt hàng tín hữu nhẹ dạ, ru ngủ đám đông sùng tín, mê mãi câu kinh, tiếng kệ, quên hết chuyện nước non!
TỪ TRÊN TÒA GIẢNG: NÓI ĐẠO LÝ
Từ năm 1981, tà quyền cs bày đặt ra Phật giáo Quốc doanh, chia rẻ chư tăng thành hai khối. Khối quốc doanh tiền của ê hề, chùa các đăng đăng. Nơi đâu cũng có Ban đại diện PG bù nhìn, a tòng cùng Mặt trận Tồ quốc, tay sai cs, ru ngủ hàng phật tử để cho tà quyền dễ bề cai trị. Ngoài mặt, chùa chiềng đồ sộ, nguy nga. Sau hậu liêu là chi ủy đảng cs giật dây, sai bảo: Chỉ tụng kinh gõ mõ suông, không được giảng đạo lý “ Thọ thị khổ, tìm đường cứu khổ.”
Công giáo thì cũng vậy: Giám mục quốc doanh ngang nhiên giảng đạo Mác xít, duy vật, vô thần, từ trên tòa giảng của dân Chúa, tổ chúc cho các bé gái xinh đẹp mặc áo váy đính sao vàng, ca hát trên thảm đỏ trước cung thánh!
Nhưng cũng còn may!
Phật giáo còn có Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Không Tánh... Khi thì ban đạo từ xác định: Tu sĩ PG không làm chánh trị, nhưng phải có thái độ chánh trị, hàm ý phê phán, chống áp bức bất công. Khi thì tổ chức bố thí, ủy lạo, an ủi người cùng khổ, nhân đó giảng giải vì sao dân tình nghèo khổ.
Công Giáo còn có Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt từ trên tòa giảng tuyên bố cương quyết hiệp thông cùng giáo xứ Thái Hà, đòi lại nhà nguyện bị bạo quyền cưởng đoạt. Đức Giám mục Kontum Hoàng Đức Oanh, mỗi “Lá thơ Mục vụ” là một phát đạn bắn thẳng vào dinh lũy cường quyền.
Đó là từ trên tòa giảng, các ngài nói Đạo lý truyền thống Phật, Chúa: Bài trừ ác, tuyên khuyến thiện.
BƯỚC XUỐNG TÒA GIẢNG: HÒA MÌNH CÙNG ĐỒNG ĐẠO
Cái ngày mà Đức Tổng Giám mục Lê Quang Kiệt, từ Tòa giảng cao trọng của Nhà thờ Chánh tòa Hà Nội, bước xuống, thanh thản đi về Đan Viện Châu Sơn, vùng núi non Ninh Bình là ngày trọng đại: Từ địa vị chủ chăn, Ngài bước xuống, hòa mình cùng hàng tu sĩ bình thường, sống cuộc dời linh mục khiêm tốn, là Ngài đem nước Chúa từ trên tòa giảng cao đi vào lòng Đan viện cổ kính Châu Sơn.
Tôi có biết Đan viện Châu Sơn Miền Nam, ở xã Phước Lý, Quận Nhơn Trạch, Tỉnh Biên Hòa, nơi đó hàng tu sĩ sống cuộc đời khắc khổ, đạm bạc. Khoảnh vườn ruộng của Tu Viện đất đai cằn cổi. Các vị, ngày ngày cực nhọc cày cuốc, gieo trồng. Cũng không lơ là nhiều khóa lễ trong ngày. Đêm đêm, nằm bó mình trên mảnh ván thô qua giấc!
Nay, người linh mục bình thường Lê Quang Kiệt cũng sống đạm bạc như những người tu sĩ trẻ để gần gủi, nêu gương sáng của người mục tử khiêm ái, hiền từ, dẫn dắt họ đi theo con đường gian khổ của Chúa.
Từ đây, người tu sĩ thánh thiện Lê Quang Kiệt từng bước, từng bước đi, lặng lẽ, âm thầm, đi vào trang Thanh sử Việt.
Rồi đây, hàng môn đệ của Ngài và các thanh=sinh=công đời nay sẽ theo gương Ngài dấn bước đi vào cuộc sống.
ĐEM ĐẠO VÀO ĐỜI
Những ngày sau tang thương tháng tư 1975, bọn cs vô thần cấm đạo trên toàn quốc. Thánh đường vắng lặng. Chùa chiềng hoặc bỏ hoang phế hoằc tịch thâu làm nơi sản xuất hàng hóa. Những ngày gian khó ấy, mục tử lui vào bóng tối, âm thầm rao giảng lời Chúa. Sư tăng cởi bỏ y vàng, len lỏi vào thôn làng, Kinh tế mới, nơi dân chúng sống nghèo đói, lầm than, an ủi, vổ về, giảng tam quy, ngũ giới theo kiểu giảng đạo chui, đạo chạy kể trên.
Đó là các vị thực hành “Bồ tát đạo”: Hàng Bồ tát sống hòa lẫn bụi trần cùng chúng sinh. Đói cho ăn, khát cho uống, rét cho mặc, an ủi, vỗ về, rồi thừa cơ, giáo hóa.
Ngày nay, nghĩ lại thời kỳ khổ nạn, bi tráng ấy mang lại một nét đẹp hiếm có cho truyền thống Phật giáo: Tích cực dấn thân, đem đạo vào đời!
Ngày nay, khi mà từ tòa giảng quốc doanh đèn lửa huy hoàng, rao giảng lời sa tăng không phải lời Chúa.
Khi mà sư quốc doanh, đường bệ nơi chùa các vàng son hực hở giảng nói bằng tâm nhân ngả dối trá nên lời lời đều dối trá, phi chánh pháp.
Nên chăng, hàng mục tử, sư tăng với tấm lòng ngay chính, không khuất phục cường quyền, đã đến lúc rời bỏ xứ đạo, chùa các quốc doanh xa hoa mà nhơ nhớp, tái hiện hành động hùng tráng của thời giảng đạo chui, đạo chạy của những ngày xưa gian khó.
Nhưng lần nầy không đơn thuần giảng bác ái, từ bi mà chỉ rõ cho hàng đệ tử nghèo khổ hiểu rõ ràng vì sao mà họ nghèo khổ: Chính vì cường quyền cs áp bức, bốc lột. Muốn thoát đời nghèo khổ, phải vùng lên đánh đổ bạo quyền, giành lại quyền sống, quyền làm người.
Đó là quý vị dấn thân đem đạo vào đời, thực thi BÁC ÁI- TỪ BI!
Tôi chỉ là một phật tử hèn mọn, nào dám múa rìu trước cửa Lỗ Ban. Chỉ vì, trước mệnh nước nổi trôi, là con dân đất nước, mạo muội thưa trình điều suy nghĩ của mình để quý vị xét xem.
LỜI KẾT
Nếu như thỉnh cầu kể trên may mắn được chấp nhận, xin có ý kiến về các bước thực hiện:
Bước một: “ Thí vô úy “ làm cho bớt sợ
Là con dân Chúa hãy tin sâu vào lòng thương của ĐỨC MẸ NHÂN TỪ, phó thác sinh mạng vào tay MẸ hằng cứu giúp. Tin vào Đức Mẹ che chở nên không còn sợ hãi.
Là con Phật, vững tin vào Phật Bà Ngàn tay, Ngàn mắt, cứu độ chúng sinh. Dù hung hiểm, tử sinh Phật Bà vẫn từ bi, ra tay cứu độ. Vì tín tâm như vậy nên lòng không sợ hãi.
Bước hai: Diệt “ ác nghiệp “ thực thi “ công lý “
Nhớ lời Chúa dạy: Ta là Lẽ thật- CÔNG LÝ- Đường đi.
Con dân Chúa quyết đi theo con đường Chúa đi: Diệt tà quyền, áp bức, bất công, tái lập CÔNG LÝ. Có công lý mới có HÒA BÌNH.
Người con Phật thuộc nằm lòng “ Tứ hoằng Thệ nguyện “:
“ Điều ác, nguyện dứt trừ
Điều thiện, nguyện vâng làm
Tự thanh lọc tâm mình
Đó là lời chư Phật dạy”
Nay, ác nghiệp cs đang phủ trùm màu tang trên đất nước và dân tộc. Là con Phật thực hành hạnh bồ tát, “tự giác, giác tha”, vừa dứt trừ biệt nghiệp ác bản thân vừa góp phần diệt cộng nghiệp ác cho nhân quần xã hội: Ác nghiệp cọng sản.
Được như vây rồi, con Phật nắm tay nhau, cất tiếng ca “ Điệu khúc Diệu huyền”:
Thôi đừng Thiếu Thất với Tào Khê
Tánh sáng chưa từng bị lấp che
Trăng thanh nào ngại cành cao thấp
Gió mát nào e ánh nắng hè
Điệu hát Diệu Huyền nên khởi xướng
Đông, Tây, Nam, Bắc chạy tìm chi
Nguyễn Nhơn
( Đêm qua, sân trước, một cành mai)
22/3/2012