7:38 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ

06 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 15705)

Trích đoạn Bài viết của Tướng Trần Quang Khôi về Đại Tướng Đỗ Cao Trí.

 

dct1 

 

DANH DỰ và TỔ QUỐC

Đại Tướng Đỗ Cao Trí sinh ngày 20-11-1929 tại thị xã Bình Trước, tỉnh Biên Hòa. Ông theo học bậc tiểu học tại Biên Hòa, bậc trung học ở trường Pétrus Ký Saigòn và đậu tú tài toàn phần. Năm 1947, ông tốt nghiệp trường võ bị Nước Ngọt khóa Đỗ Hữu Vị. Năm 1949, ông tốt nghiệp trường võ bị Nhảy Dù Coetquindan tại Pau, Pháp quốc. Năm 1953, ông tốt nghiệp trường Chỉ Huy và Tham Mưu tại Hà Nội. Năm 1959, ông tốt nghiệp trường Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân tại Forth Leavenworth, Hoa Kỳ. Năm 1960, ông tốt nghiệp tại Air Ground Operation School, Fort Kisler, Hoa Kỳ.

Ông là vị Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù đầu tiên (1954). Năm 28 tuổi, ông được thăng cấp Đại Tá. Năm 34 tuổi, ông đã được thăng cấp Trung Tướng, vị tướng trẻ nhất trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã từng giữ các chức vụ then chốt như: Tư Lệnh Quân Khu III mới thành lập gồm bốn tỉnh (Kontum, Pleiku, Phú Yên và Bình Định) (1956-58) - Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I (1958) - Chỉ Huy Trưởng trường Hạ sĩ quan Nha Trang, Tư Lệnh quân đoàn I (1961-63) - Tư Lệnh quân đoàn II, kiêm Đại Biểu Chính Phủ Trung phần và Cao nguyên (1964) – Sau khi bị giải nhiệm rồi bị giải ngũ ông đưọc cử đi làm Đại Sứ VNCH tại Đại Hàn (1967-68) - Chức vụ cuối cùng là Tư Lệnh Quân Đoàn III kiêm Tư Lệnh vùng III chiến thuật từ ngày 5-8-1968 đến khi ông mất ngày 23-2-1971.

Cái chết đột ngột của đại tướng Đỗ Cao Trí vì tai nạn trực thăng ở phía Bắc Tây Ninh, trên đường ra mặt trận sáng ngày 23-2-1971, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

Đại Tướng Đỗ Cao Trí là tài năng kiệt xuất của Quân lực VNCH. Thật hiếm có một tướng lãnh nào của chúng ta vừa có mưu lược vừa có dũng khí như tướng Trí. Ông luôn chủ động đánh trúng địch vào chỗ bất ngờ nhất và luôn xuất hiện ở điểm nóng nhất trên chiến trường. Nếu Pháp có De Lattre De Tassigny, Mỹ có Patton, Đức có Rommel, thì VNCH chúng ta có Đỗ Cao Trí.

Là Đại sứ VNCH ở Nam Triều Tiên, ông tình nguyện xin trở về nước sau Tết Mậu Thân để ra trận. Ngày 5-8-1968, ông thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư Lệnh Biệt khu Thủ Đô. Lúc bấy giờ quân địch ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn. Quân chánh quy CSBV xuất hiện ngay trong các trung tâm thành phố lớn như Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa v.v…và Quân đội Mỹ phải rút quân từng phần theo kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh của tổng thống Nixon, vì áp lực chống chiến tranh của nhân dân Mỹ.

Đại tướng Đỗ Cao Trí với tài thao lược xuất chúng, chỉ trong một thời gian ngắn, vừa bình định xong lãnh thổ đem lại an ninh ở nông thôn, vừa mở các cuộc hành quân tấn công liên tục các Sư đoàn CSBV: Công trường 5, 7, 9 và các Trung đoàn địa phương VC ở các tỉnh Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Tây Ninh, Long Khánh, Phưóc Tuy, Bình Long và Phước Long, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề buộc chúng phải chạy qua trú ẩn trên lãnh thổ Campuchia.

Kể từ tháng 3-1970, ông đưa chiến tranh ra khỏi Vùng 3 CT. Ngay sau đó, ông mở cuộc “Hành quân Toàn thắng 42,” phối hợp với Lực lượng II Dã chiến Hoa Kỳ, lần lượt bứng tận gốc các căn cứ của quân CSBV, dọc theo bên kia biên giới Việt-Campuchia ở khu Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, đồng thời đẩy “Cục R” và các Sư-đoàn CSBV lên tận Đông Bắc Campuchia, ở Dambe và Chlong.

Thừa thắng xông lên, Đại Tướng liền mở cuộc “Hành quân Toàn Thắng 1/71”; ngày 18-2-1971, ông trực thăng vận Liên đoàn 5 BĐQ cùng ông xuống Chlong, đồng thời điều động LLXKQĐ III và Chiến đoàn 333 BĐQ tấn công, chiếm và càn quét Dambe, buộc quân địch phải quay về thế thủ.

Nhưng mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất trong cuộc “Hành quân Toàn Thắng 1/71” này là Kratié, căn cứ chiến lược chủ yếu của Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Ông nói nếu ta chiếm Kratié, chúng ta sẽ cắt đứt con đường tiếp vận huyết mạch chính, từ miền Bắc xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông dự định sử dụng Sư đoàn Nhảy Dù trực thăng vận xuống Kratié, đồng thời LLXKQĐ III sẽ tấn công từ Chlong lên phía Bắc giao tiếp với Dù ở Kratié. Liên đoàn 30 Công binh được lệnh của ông đã đưa đơn vị Cầu vào Dambe, chuẩn bị bắc cầu ở Chlong yểm trợ LLXKQĐ III vượt sông.

Ngày 20-2-1971, ông gặp tôi ở Chlong. Ông lắc đầu, mặt có vẻ buồn rầu lo lắng. Ông cho tôi hay là Sư đoàn Nhảy Dù đã được Bộ Tổng Tham Mưu điều động ra Đồng Hà (tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào), làm đảo lộn kế hoạch hành quân của ông. Mặc dù vậy, ông không bỏ ý định đánh Kratié. Ông ra lệnh cho tôi sẵn sàng. Ông định sẽ sắp xếp và điều động 1 trong 3 Sư đoàn của Quân Đoàn III, để thay thế Sư đoàn Nhảy Dù trong giai đoạn tấn công tới này.

Chiều ngày 22-2-1971, vào khoảng 18:00 giờ, Ông còn bay trên bầu trời Dambe Chlong gọi tôi trên máy truyền tin hẹn gặp ngày mai tại căn cứ hành quân của tôi ở Dambe. LLXKQĐ III đã được không vận thả dù tái tiếp tế xong xuôi, hàng ngũ sắp xếp chỉnh tề chuẩn bị lên đường. Tôi biết sắp tới là những ngày chiến đấu quyết liệt nhất.

Sáng ngày 23-2-1971, tôi và đại tá Lê Văn Nghĩa, liên đoàn trưởng Liên đoàn 30 Công binh, chờ đón ông ở Dambe. Sau khi dự buổi thuyết trình sáng ở Bộ Tư lệnh Hành quân Quân đoàn III tại Tây Ninh, như thường lệ, ông lên trực thăng chỉ huy bay sang Kampuchia. Trực thăng vừa cất cánh bay lên hướng Bắc được vài phút thì phát nổ. Tất cả đều tử vong. Ngoài đoàn tùy tùng gồm có Trung Tá Châu, Truyền tin, Trung Tá Sỹ, Trung tâm Hành quân Quân đoàn, Đại úy Tuấn, Sĩ quan tùy viên, còn có nhà báo Mỹ gốc Pháp nổi tiếng Francois Sully và Đại úy Đắc Pilot.

Tin Trung Tướng Đỗ Cao Trí tử trận làm xúc động dư luận trong nước và thế giới. Báo Time và Newsweek loan tin ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của ông. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu truy thăng ông lên Đại Tướng. Đại tướng Creighton Abrams, tổng tư lệnh Quân Lực HK tại VN, nghiêng mình trước linh cữu ông.

Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia của Lữ đoàn 3 KB tháng 1-1971, Đại Tướng tuyên bố là ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường. Ông đã giữ đúng lời hứa. Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Quân đội và TỔ QUỐC.


Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Mười Một 20128:00 SA
Khách
Yeah, that's the tkicet, sir or ma'am
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 2023(Xem: 836)
Sự chân chính của người làm chính trị là luôn thông cảm và đồng cảm với những người đang đồng hành trên con đường chính trị có chung một mục đích
31 Tháng Bảy 2023(Xem: 922)
Thời gian thắm thoát gần 50 năm, mọi thứ đều thay đổi, ai cũng bận rộn với cuộc sống nên ít ai còn nhớ đến Thầy Tỵ dạy nhạc.
07 Tháng Ba 2021(Xem: 5457)
NHỮNG AI ĐÃ CHẾT VÌ SÔNG NÚI SẼ SỐNG MUÔN ĐỜI VỚI NÚI SÔNG
12 Tháng Năm 2020(Xem: 7713)
Tôi là một người thích nhạc”. “Nếu anh quá thích cây đàn, tôi có thể bán cho anh, vì anh rất thú vị”
28 Tháng Tư 2019(Xem: 19137)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
26 Tháng Ba 2019(Xem: 7855)
Trong số những bài thơ Nguyễn Tất Nhiên để lại, người con gái tên Duyên có một vị trí đặc biệt. Trong “Khúc tình buồn”,
10 Tháng Ba 2019(Xem: 17039)
Tôi xin chân thành cám ơn Bà Hội Trưởng đã còn nhớ đến Anh Nhân
09 Tháng Chín 2018(Xem: 5592)
Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 6233)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 6126)
hình ảnh trong sạch của ông vẫn còn được không ít người nhắc đến như một điểm son còn lại của chế độ và tương phản với các vụ tham nhũng, thối nát trong 43 năm qua.
12 Tháng Tám 2017(Xem: 10657)
tấm lòng vì quê hương xứ sở, đó là điều quý giá nhất. Ông để lại cho đời một sự cảm phục khi nhắc đến tên tuổi Lương Văn Lựu – nhân sĩ đất Đồng Nai
23 Tháng Hai 2017(Xem: 10788)
Nếu những tác phẩm của ông đã lấy nhiều nước mắt của khán thính giã hăm mộ cãi lương, thì cuộc đời đổi thay đã khiến ông cạn giòng nước mắt
26 Tháng Bảy 2016(Xem: 13561)
Như vậy tính đến nay đã 26 năm rồi Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21969)
Ước ao sao ở Búng, quê của Phan Văn Hùm và ở Tân Uyên (Biên Hòa), nơi của những năm biệt xứ, sẽ là hai địa danh có bia kỷ niệm người con người danh tiếng một thời của đất Đồng Nai.”
02 Tháng Mười 2014(Xem: 89953)
Lịch sử đã sang trang, nhưng đối với kẻ chiến thắng “Nghĩa tử không là nghĩa tận” nên người chết vẫn không yên.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 17049)
thế hệ trẻ sẽ biết ít nhiều về cố nhân sĩ Lương văn Lựu và công lao đóng góp của ông trên địa hạt văn hóa của tỉnh Biên Hòa
21 Tháng Ba 2014(Xem: 8917)
ngang hàng với các nước chậm tiến và nghèo đói nhất trên thế giới về mọi phương diện, kể cả về ĐẠO ĐỨC
05 Tháng Ba 2014(Xem: 10073)
Từ ngữ và hình ảnh, âm nhạc (trong thơ) phải suông sẻ, tự nhiên, thuận tai.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11220)
Hôm nay gió mùa Đông Bắc thổi mạnh trên biển Nam Hải. Trời không nhiều mây nhưng sẽ có mưa rào rải rắc. Biển động mạnh.”
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10453)
Bắc Sơn là tác giả 500 ca khúc trong đó bản dân ca Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè đã được cả nước yêu thích… Ông còn là kịch giả của 80 kịch bản, và đã đích thân tham gia 60 vai diễn trong điện ảnh.
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9315)
Những người trẻ thất tình đọc thơ ông thấy như là mình trong đó, và trào dâng những bi thương trong ruột gan mình.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 13227)
Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng Tiếng khải hoàn ca dậy phố phường!
06 Tháng Hai 2013(Xem: 10039)
Có lẽ đây là bài thơ "duy nhứt" của Nguyễn Tất Nhiên đã "lột trần" mặc cảm tâm lý: rất muốn "yêu" con gái Bắc dù trong lòng biết rõ chỉ "đơn phương" mà thôi và chỉ được họ "ngó nửa con mắt"
04 Tháng Hai 2013(Xem: 10799)
Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn qua các bài thơ của những thi sỹ đàn em. Đôi khi có những cảm xúc bất chợt đến vào nửa đêm anh đã thức dậy và ghi lại từng nốt nhạc trên trang giấy trắng
30 Tháng Mười 2012(Xem: 14121)
Tướng Đỗ cao Trí, nói về tài chỉ huy quân sự của ông thì khó ai có thể phủ nhận, xin được có đôi chút về ông mà người viết bài có lần được chứng kiến trong một trận đánh
01 Tháng Mười 2012(Xem: 18756)
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần Sinh ra là Tướng chết đi thành thần Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
06 Tháng Tám 2012(Xem: 10428)
20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người:
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33540)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15406)
Trưa ngày thứ bảy 11/26/ 2011, Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cùng đồng hương đã đến thăm viếng và tham dự lễ phủ cờ linh cửu ông Nguyễn Linh Chiêu, nguyên cựu Tỉnh Trưởng Biên Hòa tại nhà quàn Peek family funeral home thành phố Westminster Orange county