Đang
thong thả bước trên đường, tôi thảng thốt giật mình vì tiếng cười đùa giòn giã rồi ..vút một cái, chiếc xe máy vụt qua sát một bên làm tôi hoảng hốt.” Trời đất! chạy gì mà ghê quá!” ..Thì ra hai cô học trò phóng
xe máy đi học. Chở nhau trên chiếc click màu hồng hai cô bé diện áo dài
trắng muốt vút qua thật nhanh trên đường. Tôi bất chợt thấy lòng xốn xang. “Con tạo xoay vần..”, bây giờ cuộc sống hiện đại, con người ai cũng hối hả, phương tiện di chuyển trên đường toàn xe máy ào ào, chớp nhoáng. Ngày xưa, ở cái
tuổi
học sinh như các cô bây giờ, chúng tôi thật giản dị, đi học toàn cuốc bộ, hoặc xe đạp ( tôi nhớ rất rõ, nếu đi xe đạp, cái cặp được đặt lên yên sau, ràng cẩn thận bằng một sợi dây thun, vạt áo dài sau nhét phía dưới sợi dây để khỏi bị cuốn vào bánh xe, khi đạp xe tà áo trước được nắm hờ hững với “ ghi đông “, phất phơ theo gió trông thật điệu), thi thoảng vài ba cô cậu nhà xa, khá giả mới đi học bằng xe Honda 50, hoặc PC nhưng rất hiếm. Nhưng gì thì gì, trong tôi hình ảnh đẹp nhất vẫn còn hoài trong trí nhớ, mỗi khi tan trường phố xá như bừng sáng, vui tươi hơn với những tà áo trắng bay lượn như bướm vờn trong gió, bọn chúng tôi
tan trường thong dong với tập vở trên tay, bước chậm trên đường to nhỏ với nhau những câu
chuyện con gái, khúc khích tiếng cười, biết rằng sau lưng có ai đó đang âm thầm dõi bước…
Chẳng
hiểu tôi có quá khắt khe, đầu óc thiếu nhạy bén để bắt kịp thời đại hay
không, mà tôi không thể nào quen với hình ảnh những “áo dài” tung tẩy trên phố, trên những chiếc xe máy ồn ào, con gái mặc áo dài ngồi hai bên
phía sau xe, chồm vai ra phía trước cười đùa ầm ỉ, hoặc thản nhiên ăn quà trông chẳng dịu dàng tí nào. Có khi các cô vòng vèo xe đạp điện, chạy hàng ba, hàng tư choán hết cả mặt đường, thản nhiên trò chuyện như đang đi dạo trong công viên. Trông thật buồn ! Chúng tôi ngày xưa dù
có nghịch ngợm, có
lí
lắc đi chăng nữa cũng vẫn giữ được cái chừng mực của người con gái còn
bây giờ….ôi nhìn mà …đâu rồi “ cái duyên con gái”. AN.
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
chân thành cảm tạ lòng nhiệt tình của tất cả anh em BCH đã bỏ thời gian, công sức cùng nhau hợp tác làm vang danh Trường mẹ trong tinh thần "Cư An Tư Nguy" bất diệt.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.