4:33 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

MÙA NOEL KỶ NIỆM - ĐỖ CÔNG LUẬN

21 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 19173)

 

Chiều tối qua, tôi lấy xe máy chở cháu ngoại dạo một vòng quanh phố chợ Biên Hoà. Những ngày cuối năm, trời mau sụp tối. Phố đã lên đèn. Công viên bờ sông Đồng Nai bắt đầu nhộn nhịp. Từng đôi chầm chập thả bộ dọc theo công viên. Trên ghế đá từng cặp nam nữ đang chụm đầu vào nhau. Trên xe máy họ đang nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ đôi tay. Họ đang yêu nhau. Gió sông lành lạnh thổi lên. Xa xa, những chùm dây điện giăng giăng, chớp nháy những hình tượng ngôi sao, cây thông giáng sinh nhiều màu rực rỡ. Ngày Chúa giáng sinh sắp cận kề. Mùa noel kỷ niệm 1972 lại hiện về trong tâm trí của tôi.
Những ngày cuối tháng 11/1972, các khóa SVSQ chúng tôi đi chiến dịch tuyên truyền về cuộc ngưng bắn sắp diễn ra. Tôi công tác ở xã Thới An Đông, Cần Thơ, cùng với Nguyễn Văn Ly, chuẩn uý Nguễn Văn Á. Sau này còn có Trần Thanh Nguyên tăng cường. Thới An Đông là một xã nửa quê, nửa chợ. SôngTrà Nóc chảy bọc quanh xã, rồi đổ ra sông Hậu. Tỉnh lộ 72, quốc lộ 91 bây giờ, chạy cắt ngang qua, rồi kéo dài đến tận Châu Đốc. Bên kia sông là phi trường quân sự Trà Nóc. Trụ sở xã nằm cặp theo sông, cách cầu Trà Nóc hơn 1 cây số.

 Bác gái tôi quê ở Trà Ôn. Em rể bác, gia đình chúng tôi gọi là dượng ba. Những ngày đầu tháng 12, dượng ba lên Biên Hoà để thăm chị vợ và các cháu . Hôm trước ngày về quê, dượng ba có đến thăm ba má tôi.

- Tôi ở chơi một hai hôm nửa rồi về. Nghe nói anh chị ba định đi thăm cháu Luận. Sẵn tiện, anh chị theo tôi đến Cần Thơ. Tôi chỉ đường cho anh chị lên Trà Nóc. Sau đó tôi ra bến Ninh Kiều đón tàu đò về Trà Ôn.

 Ba tôi thấy thuận tiện nên đồng ý, vì từ đó đến giờ ông chưa lần nào đi Miền Tây. Ở nhà khởi hành khoảng 4-5 giờ sáng. Đến trưa ba tôi đã có mặt ở trụ sở xã. Vì đã có điện báo trước, khi đi công tác về, tôi vội chạy qua để gặp cha mình. Bốn anh em chúng tôi ở bên Cuộc cảnh sát quốc gia, gần phòng máy. Tình hình các xã xung quanh có diễn biến gì chúng tôi đều nắm được. Sau một đêm hàn uyên, sáng hôm sau tôi đưa cha mình ra lộ để đón xe lên Cần Thơ, rồi về Biên Hoà. Hôm đó ở tỉnh Cần Thơ có tổ chức mít-tinh, đường xá nhộn nhịp hẳn lên. Trước khi chia tay, tôi cầm lấy tay cha và căn dặn :

- Khoảng 20, 21 tây, ba nói với mấy em đánh điện tín để con xin phép về thăm gia đình.

 Thật sự là tôi muốn có phép để về chung vui với bạn bè ở Biên Hoà .

 Chiều 22/12 khi đi công tác ở ấp về, anh văn thư xã qua trao bức điện tín cho tôi.

- BA BỊ TAI NẠN XE CỘ . GÃY CHÂN . NẶNG . XIN VỀ PHÉP .

 Đọc xong nội dung, tôi hơi bàng hoàng. Có lẽ vì muốn có ép phê, nên em gái tôi mới viết như vậy .

 Sáng 23/12/1972, sau khi tờ đơn được trình qua xã và chuẩn uý Á, tôi đáp xe đò lên quận để xin phép. Phải theo hệ thống quân giai. Chi khu cách xã hơn 10 cây số, về hướng Thốt Nốt. Hồi trước là quận Phong Phú, bây giờ là quận Ô Môn. Đến chiều, chi khu trưởng mới duyệt đơn cho tôi. Hồi đó , tôi quên là ngày 24-12, đêm noel, nhằm vào chủ nhật. Ngày chủ nhật được nghỉ, về tỉnh chơi, tôi mặc quân phục chỉnh tề, đem theo tờ đơn để trình ký luôn. Nếu có phép trong ngày thì sẽ có một đêm noel vui vẻ. Nếu không, ngày thứ hai về cũng được.

 Khoảng 9h sáng, tôi vào tiểu khu, đến phòng văn thư. Đón tôi là một viên thượng sĩ già. Sau khi đọc xong hồ sơ, ông nhìn tôi và mỉm cuời.

- Chuẩn uý đến hơi trễ một chút. Đại tá đã đi ra ngoài bằng xe jeep. Tờ đơn của chuẩn uý tôi đặt ở bàn làm việc. Nếu đại tá về, ký xong tôi đưa cho chuẩn uý về kịp tối nay.

 Ông ta hiểu ẩn ý của tôi. Lúc đó tôi cảm thấy thời gian sao lâu quá. Ngồi lên ngồi xuống, đi tới đi lui. Hết giờ làm việc buổi sáng. Tôi thả bộ ra bến Ninh Kiều, gặm một ổ bánh mì, uống ly trà đá để rồi vào chờ đợi tiếp. Khoảng 3 giờ chiều, viên thượng sĩ ra gặp tôi với nét mặt hân hoan.

- Đại tá đã duyệt đơn của ông xong rồi đó. Tôi đánh máy tờ phép, ổng ký, vào sổ, là chuẩn uý sẽ về kịp.

 Còn gì vui sướng cho bằng. 4h chiều tôi qua phà, lên bờ Vĩnh Long, đón xe tốc hành thẳng tiến về Sài Gòn. Không hiểu sau lúc đó tôi lì lợm quá. Dường như có cái gì thôi thúc. Trên xe tôi vẫn mặc nguyên bộ quân phục. Đoạn đường từ Cái Bè đên Cai Lậy, chiều tối VC thường ra chặn xe đò, sau khi thiết vận xa M113 của SĐ7 nằm án ngữ đã rút về căn cứ.

 Hơn 8h tối, xe đò về đến bến xe Miền Tây. Tôi đón xe buýt vào thành phố, nhà thờ ngã sáu Chợ Lớn người ta đã bắt đầu đi lễ. Giờ đó xe đò Liên Hiệp không còn. Tôi phải đến bến xe Nguyễn Hoàng, đường Trần Phú bây giờ, để đón xe lô về Biên Hoà. Xe chạy theo hướng xa lộ, đến ngã ba Tam Hiệp, qua Tân Mai, rồi bỏ khách ở cây xăng Sáu Sử Biên Hùng. Về đến đó khoảng 10h đêm, tôi định đón xe người quen để về nhà.

- Anh Tuấn, cho em quá giang về nhà.

- Mày đi đâu mà giờ này còn ở đây?

- Em ở Cần Thơ mới về.

- Lên xe, tao chở về.

 Anh Tuấn là người cùng xóm, đi lính không quân, là anh rể hụt của tôi. Bác gái tôi có người con gái thứ năm, tên Xuyến, cùng tuổi tôi. Mẹ tôi nói.

- Con Xuyến sinh ngày rằm tháng mười, mày sinh ngày ba mươi.

 Cách đây 4 năm, mẹ tôi cũng mất vào ngày rằm tháng mười .

 Chị ấy đẹp người đẹp nết, anh Tuấn mê mẫn tâm hồn. Khoảng 1970 cả giả đình bác tôi vào tu ở cùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ. Anh ấy lỡ mộng yêu đương.

Xe vừa ra khỏi cầu Gành, hướng ngược lại phải chờ đèn đỏ. Tôi thấy một chiếc Toyota màu cà phê sữa. Tâm nhũi mày cầm lái đó sao?

- Anh Tuấn cho em xuống để đi chơi với mấy đứa bạn. Anh đừng nói với nhà em là em có về.

 Trên xe còn có Tâm con, nó là sinh viên Sĩ Quan cảnh sát Thủ Đức, còn mặc nguyên bộ lễ phục. Nó không vào trường, mà ở lại ham vui với bạn bè. Có Nguyệt là em nó, em Thu, em Hằng. Tâm nhũi chở bọn tôi đi vòng lên mấy xứ đạo xem đèn. Dù đất nước đang chiến tranh, giáo dân đón mừng ngày Chúa giáng sinh long trọng và nghiêm trang lắm. Các nhà thờ đều treo đèn sặc sỡ, có hình tượng Chúa cứu thế nằm trong máng cỏ. Sau đó nó đưa bọn tôi đến nhà bạn Chánh, có em gái tên Nga, nhà ở Hãng Dầu để dự tiệc. Cả gia đình này đang định cư ở Úc. Gần 2h sáng, tôi theo Tâm nhũi về nhà ở Tân Vạn để ngủ.

Sáng sớm, em trai tôi đã đem xe máy đến chở tôi về. Vừa bước vào nhà, mẹ tôi đã la rầy, cằn nhằn.

- Mày biểu tụi nó đánh điện tín trù ba mày chết. Về đến Biên Hoà rồi còn không chịu về nhà. Bận bộ đồ lính đi khắp phố, bộ khoe hả ?

 Tôi lầm lũi vào nhà thay quần áo.

 Chiều tối tôi ra ngồi trước hiên nhà. Nhà em sao vắng lặng quá, em đâu sao không thấy? Hiểu ý anh, em gái tôi ra gợi chuyện.

- Anh biết chuyện gì chưa?

- Anh mới về nhà, có biết gì đâu?

- Hôm kia, 23/12, đám hỏi chị Liên đó.

 Tôi nghe như sét đánh ngang tai, đầu óc quay cuồng.

- Thôi anh đừng buồn chị ấy. Ba chị đã mất, má chị cũng lâm bệnh. Chị là con út , chị vâng lời má lấy chồng, để má chị có bề gì cũng toại nguyện. Phía chồng chị ấy cũng khá lắm.

 Mấy mùa thi cử, để giảm stress, khuya tối tôi thường ra trước hiên nhà nhìn sang, rồi qua nói chuyện bâng quơ. Mắt đã trao nhưng tình chưa dám ngỏ. Rồi tôi vào Thủ Đức, chờ ngày ra đơn vị sẽ đặt vấn đề.Bây giờ ván đã đóng thuyền.Tối hôm sau tôi cùng bạn bè đến cà-phê Tuyệt uống cà- phê, nghe nhạc. Từ dàn máy A Kai, giọng ca Lệ Thu trầm buồn cất lên bài RU CON TÌNH CŨ. Tôi đặt điếu thuốc lên môi, bật lửa .

- Mày nay cũng hút thuốc sao?

- Buồn.

 Tôi kể cho bạn bè nghe. Tất cả đều im lặng. Không ồn ào huyên náo như những lần về phép trước.Hôm sau, tôi trở lại Thới An Đông. Gặp tôi, Ly nói chuyện vồn vả.

- Hôm thứ hai, đội văn nghệ xã đi dự hội thi ở Cần Thơ. Có cả đài truyền hình đến ghi hình. Đội của mình đoạt giải nhất.

 Dù có đoạt giải đặc biệt tôi cũng không cần biết đến.

 Rồi bọn tôi trở lại quân trường, chờ ngày ngưng bắn . Hy vọng sẽ xuất ngũ để trở lại giảng đường. Rồi gần Tết, em sang sông.

 

 Thuyền hoa một chuyến em rời bến.
Ta đứng nhìn theo đến não lòng.
Mười hai bến nước sông sâu cạn.
Đưa em về bến đục hay trong?.

 Rồi tôi ra đơn vị. Những tháng ngày gian khổ hiểm nguy rình rập. Lúc suy tư tôi nghĩ về em. Những bài thơ lần lượt ra đời, nhờ quân bưu chuyển đến báo Tiền Tuyến, Bút Thép.

 Tôi có người anh họ có sạp báo lớn ở ngã tư Chợ Đồn. Một tối nọ, anh cầm tờ báo đến đưa cho mấy đứa em tôi xem.

- Bài thì đề tựa về Chợ Đồn, dưới ký tên người đất Vĩnh, lại gửi tặng Liên. Nó chứ ai .

Ta về phố Chợ Đồn xưa.
Tay đong nước mắt cho vừa nhớ thương.
Từ ta đánh vỡ thiên đường.
Trái si mê rụng, nghe vương vấn sầu.

Em về khoát áo cô dâu.
Mình ta đếm bước qua cầu đắng cay.
Mây trên đỉnh núi còn bay.
Nghìn năm ta vẫn mơ hoài dáng Liên.

Ta xa phố thị hoa đèn.
Tay ôm thép súng lên miền đảo hoang.
Ở đây gió núi trăng ngàn.
Đêm ru nổi nhớ, đốt vàng tuổi ta.

- Về Chợ Đồn yêu dấu.-

Em về ngủ giữa tay người.
Se sua màu áo cho đời lên cao.
Ta nghe hồn bổng xôn xao.
Ân tình xưa cũ tiêu dao tháng ngày.

Ta ôm mộng giữa tầm tay.
Mộng đời tan vỡ ta say say buồn.
Trời thu lá đổ muôn phương.
Đêm ta quét lá dọn đường em đi.

Bây giờ còn lại những gì.
Ngày mai em đã vu qui theo chồng.
Em vui bên xác pháo hồng.
Ta ôm nổi nhớ đi rong giữa đời.

Giờ xin trả lại cho người.
Bờ mi, ánh mắt, tiếng cười ngày xưa.
Ta đi giữa cuộc gió mưa.
Tay ôm nổi nhớ, phân bua cuộc tình.

-Lục bát ca buồn.-

Ta bên một túi thơ đầy.
Nửa bi-đông rượu để say quên đời.
Trong ta máu đỏ ngừng trôi.
Rượu say, say tỉnh nghe đời ngã nghiêng.

Tay trăm nhánh mọc ưu phiền.
Đong đưa nổi nhớ lên triền lũng cao.
Bây giờ tình ái xanh xao.
Tay đan nước mắt, ta đào mộ ta.

-Thơ say.-

 Những bài thơ lần lượt được em gái tôi cắt lại để vào hộc tủ. Tết năm sau, em đã ngồi tựa cửa ôm con. Rồi ngày 21/4/75, tôi lập gia đình. Rồi vào tù. Rồi ra trại. Em gái tôi trao lại cho tôi những bài thơ, giấy đã úa màu .

- Anh giữ làm kỷ niệm.

 Tôi lựa ra 3 bài nói về em, cất trong ngăn bóp. Em đã tay mang tay dắt. Gặp tôi em hỏi chuyện. Tôi hỏi thăm về anh Nghĩa, anh trai của em, bạn chung thời tiểu học. Chào hỏi vài câu, tôi cáo từ.Tôi không muốn hạnh phúc gia đình em đổ vỡ.Tôi không muốn gia đình tôi bất hoà.

 Có lần tôi đi Chợ Lớn lấy hàng hoá về bán, nhà hết cơm. Vợ tôi kêu con gái lại bảo.

- Con lấy tô, lên má Liên mua tô bánh canh. Nhớ nói là cho ổng ăn ... nhe .... nhe ...

 Tôi cười. Vợ tôi cười. Con tôi cũng cười. Cả nhà ta vui vẻ.

 Rồi ngày tháng dần trôi, cháu ngoại em nay đã vào lớp 9. Cháu ngoại tôi cũng chuẩn bị vào lớp1. Gặp tôi, em nở nụ cười và gật đầu chào. Tôi đáp lại. Gặp nhau chẳng biết nói năng gì?. Tôi định chép lại những bài thơ để tặng em. Chắc ngày xưa em có đọc, nhưng bây giờ không còn nhớ. Nếu em có địa chỉ email thì hay quá.

 Riêng tôi , tôi đã thuộc lòng từ 38 năm qua. Mỗi ngày qua là một kỷ niệm.

Kỷ niệm ơi ! Mi mãi theo ta đến hết cuộc đời. Em bây giờ có còn ngồi tựa cửa ru con ?

 BA NĂM QUA EM TRỞ THÀNH THIẾU PHỤ.

 NGỒI RU CON NHƯ RU TÌNH SẦU.

 XIN MỘT ĐỜI NGỦ YÊN DĨ VÃNG.

 XIN MỘT ĐỜI TA MÃI YÊU NHAU.

 XIN ĐỪNG BUỒN EM NỮA ANH ƠI ! 

 (Ru con tình cũ)

Viết đến đây, xúc động quá, tôi không thể viết tiếp.

Máy hát nhà ai vang lên bài Giáng Sinh buồn.

Viết cho mùa noel kỷ niệm 1972.
Biên Hòa, tháng 12/2010.
Đỗ công Luận.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 181105)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
11 Tháng Ba 2024(Xem: 250)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 156)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 255)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 323)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 396)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 714)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 697)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 689)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1172)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 1651)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 2189)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 1814)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 1670)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1518)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1377)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1362)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 1764)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2243)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2592)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 2934)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 2908)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 2567)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 3215)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 3607)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 3822)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 4324)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 4087)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 3997)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 3797)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4778)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4476)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4481)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 5405)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 5570)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 5636)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5401)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4677)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4697)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4649)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 4820)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5354)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 4925)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 5967)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 5847)
Niềm tin sự thật sẽ không bị vùi lấp. Niềm tin cái xấu sẽ bị đào thải: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.
26 Tháng Tư 2021(Xem: 6370)
hay sương thành lệ tra vào mắt mờ khuất trong em mọi nẻo về.
17 Tháng Tư 2021(Xem: 4907)
ánh trăng năm ấy đã lấy đi biết bao nhiêu linh hồn chưa đến tuổi phải từ bỏ thế gian...! trăng tròn 26-4-1975 ánh trăng buồn muôn thuở.
14 Tháng Tư 2021(Xem: 5358)
Facebook là bạn, nhưng tôi yêu những người bạn thật của tôi hơn. Họ đang chia sẻ với tôi những tâm tư tình cảm vui buồn rất thật của họ.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6561)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”