(TNO)
Hôm 7.12, Mỹ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 cuộc tấn công Trân Châu Cảng bằng cách treo cờ rủ và cử hành phút mặc niệm vào thời khắc cuộc tấn công thay đổi lịch sử khai diễn.
Các
buổi lễ được lên kế hoạch cử
hành từ Trân Châu Cảng ở Hawaii đến thủ đô Washington tại bờ Đông nước Mỹ nhằm tưởng niệm 2.400 người Mỹ thiệt mạng vào ngày 7.12.1941, khi Nhật Bản phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Hạm đội Thái Bình Dương của
Mỹ.
Tổng
thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu treo cờ rủ tại các tòa nhà liên bang trên khắp đất nước để đánh dấu Ngày Tưởng niệm Trân Châu Cảng quốc gia.
Các quân nhân Mỹ trải quốc kỳ trong buổi lễ - Ảnh: Reuters
“Vào
một buổi sáng chủ nhật thanh bình cách đây 70 năm, bầu trời bên trên Trân Châu Cảng tối sầm lại bởi bom của quân Nhật trong một cuộc tấn công
đột ngột vốn thử thách sự kiên cường của các lực lượng vũ trang và ý chí của quốc gia”, ông Obama phát biểu.
Vào
đúng 7 giờ 55 phút của ngày định mệnh, Nhật Bản đã đánh thức “gã khổng lồ đang ngủ" Mỹ bằng cách oanh tạc Hạm đội Thái Bình Dương trú tại Hawaii. Trong hai giờ đồng hồ,
khoảng 20 chiếc tàu đã chìm hoặc hư hại và 164 chiếc máy bay bị phá hủy.
Trong
số 2.400 người thiệt mạng, gần một nửa bị tiêu diệt chỉ trong vài giây trên chiếc tàu chiến khổng lồ USS Arizona khi một quả bom làm phát nổ kho đạn trên tàu, gây ra một đám cháy lớn kéo dài trong ba ngày.
Với
tuyên bố đó là “một ngày sẽ tồn tại trong sự ô nhục”, Tổng thống Franklin Roosevelt đã tuyên chiến với Nhật Bản, đưa nước Mỹ tham gia vào
Chiến tranh Thế giới thứ hai vào thời điểm mà nhiều đồng hương của ông hy vọng tránh được cuộc chiến.
Trong
bảy
thập kỷ qua, nhiều lý thuyết gia về thuyết âm mưu tin rằng ông Roosevelt từng nhận được thông tin tình báo về cuộc tấn công của Nhật Bản song đã im lặng không phản ứng, theo AFP.
Thuyết
âm mưu lập luận ông Roosevelt tin rằng cú sốc của cuộc tấn công sẽ thuyết phục người Mỹ về sự cần thiết can dự vào cuộc chiến. Nó dựa trên thực tế khó hiểu rằng các radar của quân Mỹ không thể phát hiện ra sáu chiếc tàu sân bay của Nhật chở theo 400 chiếc máy bay đậu cách mục tiêu 350 km.
Bất
luận sự thật thế nào, một ngày sau vụ tấn công ở Trân Châu Cảng, Quốc hội Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật Bản. Ba ngày sau
đó, Đức tuyên chiến với Mỹ. Mỹ chính thức vào cuộc và thay đổi cục diện
chiến tranh.
Những người thoát chết tại Trân Châu Cảng tham dự buổi lễ tưởng niệm - Ảnh: Reuters
Vào
hôm nay, 7.12, tại Trân Châu Cảng ở phía tây Honolulu, một nhóm những người thoát
chết trên tàu USS Arizona sẽ cùng các cựu binh khác vinh danh những người thiệt mạng trong cuộc tấn công, một nghi lễ thường niên trở nên long trọng hơn nhân dịp kỷ niệm 70 năm.
Tuy
nhiên, sự kiện này càng trở nên đặc biệt bởi đây sẽ là lần cuối cùng các thành viên thuộc Hiệp hội Những người sống sót tại Trân Châu Cảng tề
tựu để tổ chức lễ kỷ niệm, theo tờ New York Times.
Trước sự nhìn nhận về thực tại của thời gian, tuổi tác, bệnh tật và cái chết, hiệp hội này sẽ giải tán vào ngày 31.12.
Ông
Harry R. Kerr,
thành viên hiệp hội, nói họ không có đủ người để tiếp tục giữ cho tổ chức hoạt động. “Chúng tôi cảm thấy mình đã đi được một chặng đường tốt đẹp trong 70 năm. Chúng tôi không có nơi nào để tuyển thêm người: Ngày 7.12 chỉ xảy ra một lần vào năm 1941", ông Kerr nói.
Tại
Washington, nơi một buổi lễ sẽ được tổ chức tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ hai, ông Obama đã bày tỏ lòng thương tiếc đến “hơn 3.500 người Mỹ bị giết hoặc bị thương trong cuộc tấn công chết người”.
Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn văn Luận, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người.
Vì nơi này chứa một trong những chất có giá trị nhất trên thế giới , nên nó phải có những đặc điểm nhất định để các tổ chức hoàn toàn tin tưởng vào nó.
Đây là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi luôn bị phát hiện đau tim hoặc tê liệt vào khoảng 5-6 giờ sáng. Trong tình trạng này, họ chết trong giấc ngủ.
Tôi rất hy vọng những nỗ lực và thành quả của giới trí thức tỵ nạn Việt Nam như bộ Dòng Việt (GS Lê Văn), sách và bài viết về ngữ học, văn phạm, tự điển
Ngày 2 tháng 4 năm 1972, Đại tướng Fred C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ và Thiếu tướng Verne L. Bowers, Phụ tá Tham mưu trưởng Lục quân ký thay Tổng thống ân thưởng
ông sếp tôi ủng hộ tất cả những gì tổng thống đắc cử Trump làm, vì (ông) biết Tổng Thống Trump là người sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện, miễn là đạt kết quả
“chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh,” còn theo đại tá Hà thì “Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.